Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 18/3/2023, chỉ số VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ với 38 mã tăng, 461 mã giảm, qua đó giảm về vùng 1.227 điểm. Thanh khoản thị trường có phần tăng nhẹ với phiên giao dịch cuối tuần trước, tương đương 27 nghìn tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, CTG, GVR, BID là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm. Tính tới hết phiên sáng, tất cả các mã thuộc nhóm VN30 đồng loạt giảm điểm. Đáng nói, GVR là mã tiêu cực nhất khi giảm trên 6% trong phiên sáng nay với thanh khoản tương đối lớn.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên sáng nay. |
Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng thứ Hai, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tiêu cực khi tiếp tục duy trì đà giảm cùng thanh khoản kỷ lục. Đáng chú ý, số lượng mã đỏ đang có xu hướng tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay.
Tại nhóm đầu tư công, sắc đỏ hiện đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc đỏ với đà giảm khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... diễn biến cùng chiều với biến động lớn hơn.
Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà giảm khoảng 3%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... biến động không đáng kể.
Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sáng, sắc đỏ là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. FTS và AGR là 2 cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm ngành khi đồng loạt giảm sàn với thanh khoản tương đối lớn.
Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục có tín hiệu chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với BID và CTG các mã cùng ngành như VCB, TPB, SHB cũng ghi nhận trạng thái giảm điểm với mức độ lớn, nguyên nhân chủ yếu do gặp pháp ap lực chốt lời gia tăng.
Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên sáng, PVD, PVS, BSR, PVC đóng cửa trong sắc đỏ với thanh khoản tương đối kỷ lục.
Ngoài ra, lực mua đã tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 18/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 1% - 3%. DIG là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ được sắc xanh cùng thanh khoản kỷ lục 55 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 18/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến lên vùng 233 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 125 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.700 ỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, L14 là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng trên 1% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, LAS lộ sàn khi giảm tới gần 10% trong phiên sáng nay.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 39 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 572 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 18.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 6 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 11,2 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.300 đồng.
Tổng quan, trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trạng thái giảm điểm do áp lực bán bất ngờ gia tăng quá lớn. Trong phiên sáng nay, cổ phiếu BĐS bất ngờ hút tiền khi ghi nhận mức thanh khoản kỷ lục và là nhóm tích cực nhất thị trường. Ngược chiều, các nhóm cổ phiếu bán lẻ, chứng khoán, hóa chất,... đồng loạt xuất hiện sắc xanh lơ do phe bán quá áp đảo.
Ngoài ra, trong phiên giao dịch sáng nay, khối ngoại tiếp tục dùy trì đà bán ròng với tổng giá trị lên tới hơn 500 tỷ đồng, tập trung chủ yếu tại các mã DGC và VHM. Tính tới hôm nay, khối ngoại tổng lượng bán ròng của khối ngoại tính từ từ đầu năm 2024 đã đạt con số hơn 9.000 tỷ đồng.
Dòng vốn ngoại ồ ạt rút khỏi thị trường có nguyên nhân không nhỏ đến từ việc việc các quỹ ETF bị rút vốn mạnh thời gian qua. Trong đó, đáng chú ý khi một trong những quỹ ETF ngoại tên tuổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam là FTSE Vietnam ETF bị rút tiền rất mạnh với quy mô lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Dữ liệu từ FTSE Vietnam ETF cho biết đà rút vốn của quỹ ETF này diễn ra từ nửa cuối tháng 2/2024 (phiên 19/2), tính tới cuối phiên 15/3 quỹ đã bị rút ròng gần 23 triệu USD (560 tỷ đồng) chỉ trong chưa đầy 1 tháng. Nếu tính từ đầu năm 2024, nhờ việc hút ròng nhẹ khoảng tháng 1, quỹ ghi nhận giá trị rút ròng gần 19 triệu USD (khoảng 465 đồng).
Quỹ ngoại ETF bị rút ròng hàng chục triệu USD trong vòng 1 tháng Trong vòng 1 tháng, 1 quỹ ETF ngoại lâu đời bậc nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bị rút gần 23 triệu USD. |
Novaland (NVL) "từ chối" lời mời tham gia phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát của TAND TP.HCM Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát có kế hoạch kéo dài 2 tháng, Novaland (NVL) được mời tham gia với tư cách ... |
Hàng tỷ cổ phiếu dự kiến đổ bộ thị trường, có nên "ôm" để chờ cổ tức? Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 15 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đang có kế hoạch phát hành thêm tổng cộng gần 8,5 ... |
Minh Hiếu
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|