VN-Index dẫn đầu khu vực: Những cổ phiếu “sáng cửa” dưới góc nhìn chuyên gia

(Banker.vn) Trong 9 tháng đầu năm 2024, VN-Index ghi nhận mức tăng 14%, vượt qua nhiều thị trường khu vực Đông Nam Á. Dù đối mặt với rủi ro từ yếu tố địa chính trị và biến động kinh tế toàn cầu, các chuyên gia nhận định cơ hội đầu tư vào nhóm cổ phiếu đầu ngành trong quý IV vẫn rất tiềm năng.

Chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức tăng trưởng 14% sau 9 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực Đông Nam Á. Mức tăng này chỉ đứng sau Trung Quốc, nơi thị trường chứng khoán tăng 17%. Đặc biệt, Thái Lan – một quốc gia có nền kinh tế tương đối mạnh chỉ tăng 1,08% trong 9 tháng đầu năm.

Yếu tố hỗ trợ và rủi ro cho thị trường trong quý IV/2024

Tại hội thảo S-WEEKENDS, ông Ngô Thế Hiển - Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, sự tăng trưởng của VN30 vượt trội hơn so với các nhóm cổ phiếu khác, điều này phản ánh phần nào sức mạnh của các doanh nghiệp đầu ngành. Nhờ có nguồn lực lớn và thị phần mạnh, các doanh nghiệp này có khả năng nắm bắt cơ hội trên thị trường nhanh hơn (nguồn lực lớn, thị phần tốt…).

Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,5 tỷ USD trong 9 tháng qua do tác động của việc tăng lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhưng quy mô bán ròng này đang có xu hướng giảm dần theo từng tháng. Theo chuyên gia, điều đáng chú ý là mặc dù nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường, VN-Index vẫn tăng trưởng nhờ vào dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước.

Ông Phan Tấn Nhật (áo trắng) và ông Ngô Thế Hiển
Ông Phan Tấn Nhật (bên trái) và ông Ngô Thế Hiển

Tại hội thảo, ông Phan Tấn Nhật - Trưởng nhóm phân tích SHS cho biết, đà hồi của VN-Index trong quý III/2024 là nhờ vào việc kiểm định lại vùng giá 1.180 - 1.200 điểm, và sau đó tiến đến vùng kháng cự mạnh 1.300 điểm và chịu áp lực điểu chỉnh tại cùng này, đây là mức cao nhất từ đầu năm 2024, cũng như đỉnh của tháng 6 và tháng 8 năm 2022. Tuy nhiên, để vượt qua ngưỡng này, thị trường cần những động lực lớn từ các yếu tố vĩ mô và kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố tích cực như kinh tế tăng trưởng tốt, lãi suất ổn định trên nền thấp; Fed bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất. Thêm vào đó, các dấu hiệu phục hồi trong thị trường trái phiếu và bất động sản cũng mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro bất định như căng thẳng địa chính trị gia tăng trên toàn cầu và cuộc bầu cử tại Mỹ vào tháng 11.

Theo dự báo của SHS Research, nếu các yếu tố tiêu cực trên giảm nhiệt và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục tích cực, VN-Index có thể vượt qua vùng giá 1.300 điểm và tiến tới các mức cao hơn từ 1.320 - 1.350 điểm.

Nhóm cổ phiếu tiềm năng cho 3 tháng cuối năm

Theo ông Phan Tấn Nhật, nhà đầu tư nên tập trung vào những cổ phiếu của các doanh nghiệp đầu ngành, có ban lãnh đạo uy tín và “nguồn cung” cổ phiếu ra thị trường hạn chế. Đặc biệt, khi giải ngân, nhà đầu tư cần xem xét hai yếu tố chính là “xu hướng” và “giá trị” để tìm ra những cổ phiếu có tiềm năng tăng giá và hiệu suất tốt hơn so với thị trường chung.

Một số nhóm ngành đáng chú ý được ông Nhật khuyến nghị có thể xem xét đầu tư cho 3 tháng cuối năm 2024 bao gồm:

Cảng biển, logistic: Đây là ngành có mối liên hệ mật thiết với tăng trưởng GDP. Các mã cổ phiếu như GMD, HAH, ACV, VTP được đánh giá là tiềm năng khi ngành xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2025 nhờ dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam.

Bất động sản khu công nghiệp (KCN): Dòng vốn FDI duy trì tích cực là yếu tố hỗ trợ chính cho ngành này. Các cổ phiếu khuyến nghị bao gồm SZC, IDC, GVR, BCM, SIP, DPR.

Ngân hàng: Được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng tín dụng. Các cổ phiếu khuyến nghị là CTG, BID, ACB, MBB.

Theo ông Ngô Thế Hiển, ngành ngân hàng là xương sống của nền kinh tế, dư nợ tín dụng trên tăng trưởng GDP có chiều hướng ngày càng gia tăng, 2001 dư nợ tín dụng trên tăng trưởng GDP chỉ 40%, nay khoảng 130-140% - là nguồn cung cấp vốn chính cho doanh nghiệp.

Năm 2023, khi doanh nghiệp gặp khó khăn nên không có nhu cầu vốn tín dụng, chưa kể 2022 là khủng hoảng trái phiếu DN bất động sản. Nhưng năm 2024, nhiều ngân hàng được nới room tín dụng cho thấy nhu cầu tín dụng khả thi hơn. Xét về định giá, PB hiện 1,3-1,4 thấp hơn nhiều so với giai đoạn Coivd, khoảng 1,7-1,8 lần, có lúc 2,0 lần – cho thấy đây là mức định giá hấp dẫn.

Đầu tư công: Đây là ngành được thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm, với các cổ phiếu như VCG, VLB.

Công nghệ thông tin: Ngành này tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ cách mạng công nghiệp 4.0 và nhu cầu chuyển đổi số. Cổ phiếu tiềm năng bao gồm FPT, CMG, CTR.

Dầu khí: Nhu cầu dầu khí và phát triển các dự án LNG giúp ngành này tiếp tục duy trì đà phát triển. Các mã cổ phiếu khuyến nghị gồm PVT, BSR, PVS, PVB, PVD.

Ngành khác như nông nghiệp (giá heo tăng, gía đầu vào giảm): DBC, BAF; phân bón, hoá chất (DCM, DGC, CSV), bán lẻ PNJ, MWG, chứng khoán (prefunding, khả năng nâng hạng 2025) HCM, SSI.

Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi khi VN-INDEX tiếp cận kháng cự mạnh 1.300 điểm

Sau tuần giao dịch tăng điểm trước đó, VN-INDEX mở cửa phiên sáng 14/10 trong sắc xanh, tiến gần mốc 1.300 điểm. Tuy nhiên, lực ...

Chuyển động thị trường ngày 15/10: Thủ Dầu Một chào mua cổ phiếu, SHB trả cổ tức 2023

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần chứng kiến VN-Index giảm nhẹ 2,05 điểm, các nhóm ngành chính biến động trái chiều và khối ngoại ...

Kinh tế phục hồi, thị trường chứng khoán đứng trước cơ hội bùng nổ dòng tiền

Với tăng trưởng GDP dự kiến đạt 7% trong năm 2024, chuyên gia nhận định, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ cải thiện mạnh mẽ, thu ...

Đức Anh

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục