VN-Index có thêm "điểm tựa" trong tháng "Sell in May"

(Banker.vn) Nền kinh tế vĩ mô ổn định cùng các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế phát huy tác dụng được xem là "điểm tựa" của chỉ số chính VN-Index trong tháng "Sell in May"...

VN-Index nhiều khả năng vẫn "đi ngang"

4 tháng đầu năm nay, VN Index gần như "đi ngang" trong biên độ khá hẹp. So với vùng đáy 1.005 điểm và đỉnh 1.120 điểm thiết lập trong tháng 1 và 2. Mức dao động của chỉ số thậm chí đã thu hẹp hơn nữa trong những tuần cuối quý I và đầu quý II. Thanh khoản quý I duy trì ở mức rất thấp so với cùng kỳ năm 2022 và đang có sự cải thiện nhẹ trong tháng 4.

Diễn biến này cho thấy chiến lược giao dịch phòng thủ vẫn đang được ưu tiên, đặc biệt sau năm 2022 tổn thất nặng nề và triển vọng kinh tế trong ít nhất nửa đầu năm 2023 chưa có nhiều điểm sáng.

VN-Index có thêm

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), tâm lý thận trọng vẫn còn bao trùm khi mà chặng đường phía trước vẫn còn nhiều biến số khó lường như triển vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết hay hệ lụy từ quá trình tăng lãi suất gấp rút của các ngân hàng trung ương lớn trong hơn 1 năm qua là suy thoái kinh tế, sự đổ vo74 ngân hàng.

Có thể dễ dàng nhận thấy, thị trường trong thời gian qua đã không diễn biến tích cực như mong đợi bất chấp một loạt các hỗ trợ về chính sách từ Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) như: giãn nợ, không chuyển nhóm nợ xấu, và cho phép các nhà băng mua lại trái phiếu doanh không niêm yết, thay đổi hệ số rủi ro với vay mua nhà ở xã hội. Đặc biệt là yếu tố vĩ mô như giảm lãi suất điều hành, tỷ giá ổn định.

Sự thận trọng của nhà đầu tư cũng chính là yếu tố khiến giới phân tích không kỳ vọng nhiều về sóng tăng của VN Index trong tháng 5. Thậm chí còn tạo áp lực lên thị trường trong tháng ‘Sell in May”.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, chính sách tiền tệ nới lỏng hiện tại vẫn là một điểm tựa vững chắc với dư địa để NHNN thực hiện thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa là khả thi khi lạm phát vẫn đang thấp, tỷ giá được kỳ vọng tiếp tục ổn định do Fed khả năng cao đã thực hiện lần tăng lãi suất cuối cùng của mình và thặng dư thương mại được duy trì, tăng trưởng GDP quý I thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm.

Dù vậy, cần thời gian để những tác động của những chính sách này bắt đầu “ngấm” vào các hoạt động kinh tế.

Từ nhận định trên, VDSC kỳ vọng thị trường vẫn duy trì xu hướng chính là đi ngang trong tháng 5, dao động trong vùng 1020-1080 điểm. Dài hạn hơn, xu hướng đi ngang có thể duy trì cho đến khi có những tín hiệu khởi sắc hơn từ các động lực tăng trưởng kinh tế như hoạt động xuất khẩu, nhu cầu tín dụng hồi phục và giải ngân vốn đầu tư công. Nếu kỳ vọng này diễn ra, thị trường có thể có nhịp tăng ngắn do nhờ yếu tố tâm lý.

Kỳ vọng gói hỗ trợ doanh nghiệp

Kỳ vọng lớn nhất của nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại là các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế phát huy tác dụng. Với số liệu lợi nhuận sau thuế quý I/2023 suy giảm cùng với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn, cả nhà điều hành và tổ chức niêm yết đã nhận diện những thách thức vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ổn định của doanh nghiệp.

Khá nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch giảm nợ vay, thay vì tăng vốn và mở rộng kinh doanh. Trong khi đó, nhà điều hành liên tục có những điều chỉnh về mặt quy định, chính sách theo hướng khơi thông thanh khoản và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt khi những tháng cao điểm đáo hạn trái phiếu đang đến gần.

Nhận định về nửa cuối của năm 2023, VDSC kỳ vọng các Thông tư 02 về cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư 03 về việc cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu chưa niêm yết, hay các đề xuất giảm thuế VAT, giải pháp mới cho gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng sẽ dần phát huy tác dụng. Mặt bằng lãi suất vay thực trong nền kinh tế cũng từng bước giảm theo xu hướng giảm của lãi suất huy động. Sự khơi thông này sẽ góp phần đáng kể vào khả năng phục hồi của các ngành nghề kinh doanh.

Trong sự vận động đó nhiều NĐT cho rằng điểm số thị trường vẫn dao động trong kênh giá hẹp và sẽ cải thiện tích cực hơn khi bức tranh kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có những tín hiệu khởi sắc rõ ràng hơn. Do vậy, sẽ là hợp lý hơn nếu NĐT đặt kỳ vọng của mình với khung thời gian dài hơn, từ 3-6 tháng trở lên.

Đồng thời, cơ hội tái cấu trúc danh mục cũng như giảm giá vốn danh mục đầu tư vẫn luôn xuất hiện tại những điểm thấp và điểm cao của thị trường. Những thời điểm thị trường đi xuống trong tháng 5 sẽ là những điểm mua tiềm năng đối với cả NĐT trung dài hạn và cả nhà đầu tư ưa thích giao dịch. Hay nói cách khác, NĐT có thể phân bổ danh mục cổ phiếu thành nhiều phần cho các mục tiêu tích lũy trung và dài hạn.

Thêm nữa, NĐT vẫn nên tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành trong các lĩnh vực được đánh giá khả quan, cổ phiếu có giao dịch ngắn hạn, với nhóm cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao. Sau khi mùa ĐHĐCĐ kết thúc, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực việc chi trả cổ tức trong vòng 6 tháng, kể từ ngày có nghị quyết thông qua.

Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 11/5/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin gửi đến quý độc giả các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày ...

Chuyên gia: Chưa có yếu tố có thể kích thích dòng tiền mua ròng trong ngắn hạn

VN-Index đang có sự điều chỉnh trong ngắn hạn, đại diện Chứng khoán BSC cho rằng, xét về trung và dài hạn, thị trường chứng ...

Cổ phiếu SGT được ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 11/5

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) quyết định về việc đưa cổ phiếu SGT của Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn ...

Nhật Hải

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục