Vn-Index có thể rơi về ngưỡng sâu hơn, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn

(Banker.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến phiên giảm điểm khá mạnh, qua đó Vn-Index đã chính thức bị xuyên thủng mốc 1.200 điểm. Theo các chuyên gia chứng khoán nhận định, Vn-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn.

Trong phiên giao dịch 17/4, Vn-Index tiếp tục phục hồi nhẹ đầu phiên lên vùng giá 1.220 điểm, thanh khoản giảm mạnh khi tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi Vn-Index đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng kéo dài trong 5 tháng qua. Áp lực bán gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều với rất nhiều mã tiếp tục chịu áp lực bán mạnh.

Kết phiên, Vn-Index “lao dốc” tới 22,67 điểm (-1,68%) về mức 1.193 điểm, dưới mốc hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm và có xu hướng kiểm tra lại đường giá trung bình MA200, tương ứng quanh 1.175 điểm. HNX-Index giảm 2,63 điểm (-1,15%) về mức 226,20 điểm. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch vẫn tiêu cực khi có 446 mã giảm giá (13 mã giảm sàn), 210 mã tăng giá (22 mã tăng trần) và 119 mã giữ giá tham chiếu.

Vn-Index có thể rơi về ngưỡng sâu hơn, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn
Vn-Index đã quay trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và mất động lực hình thành uptrend, khả năng thị trường sẽ có xu hướng swing trong thời gian dài hơn.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết chỉ đạt 20.773,58 tỷ đồng được giao dịch, giảm khá mạnh 37,01% so với phiên trước, dưới mức trung bình cho thấy áp lực bán mạnh đột biến, nhưng đa số vẫn phục hồi kém tích cực, thanh khoản giảm mạnh.

Trong khi đó, khối ngoại trở lại bán ròng mạnh trong phiên 17/4 trên sàn HOSE với giá trị 990,77 tỷ đồng; tập trung nhiều ở các mã ngân hàng như SHB, HDB,... Tương tự, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên HNX với giá trị 27,02 tỉ đồng.

Với áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều khi Vn-Index không giữ được hỗ trợ tâm lý 1.200 điểm, các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán nhiều mã giảm mạnh hết biên độ như FTS (-6,84%), BVS (-6,32%), BSI (-6,14%), CTS (-5,79%),... ngoài IVS (+1,77%), HBS (+1,30%),...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết cũng điều chỉnh giảm điểm, thanh khoản giảm khá mạnh, dưới mức trung bình với BID (-4,37%), CTG (-3,96%), SHB (-3,48%), TPB (-3,41%),... ngoài LPB (+3,34%) duy trì xu hướng tăng giá tích cực nhất. Các cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng hầu hết cũng chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản dưới mức trung bình với DPG (-6,93%), LCG (-4,66%), VLB (-4,32%), BMP (-3,17%), CTD (-3,03%),...

Các cổ phiếu bất động sản ngoài một số mã tích cực như QCG (+6,71%), TDH (+6,23%), VPI (+1,08%),... thì đa số vẫn chịu áp lực bán mạnh đột biến như NTL (-5,98%), CCL (-5,61%), DXG (-5,38%), NVL (-4,44%), DIG (-4,32%),...

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su phân hóa hơn, đa số chịu áp lực điều chỉnh mạnh với GVR (-5,60%), DPR (-4,07%), KBC (-3,59%), PHR (-3,04%),... ngoài SZC (-1,82%), DTD (+0,80%),...

Trong khi đó các cổ phiếu dầu khí sau phiên phục hồi tốt đã chịu áp lực bán mạnh trở lại khi nhiều mã chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như PVC (-6,58%), PVD (-4,71%), CNG (-4,63%), PVS (-3,26%),... ngoài PSH (+6,83%), POS (+4,43%),...

Trên thị trường phái sinh kỳ hạn VN30F2404 giảm 15,4 điểm (-1,25%) trong ngày đáo hạn. Thị trường bắt đầu chuyển sang giao dịch trên kỳ hạn chính VN30F2405, kết phiên ở mức 1.211 điểm, chênh lệch dương 0,26 điểm so với VN30. Xu hướng ngắn hạn VN30F2404 suy giảm với hỗ trợ gần nhất quanh 1.205 điểm kháng cự quanh 1.235 điểm, giá đóng cửa ngày 16/04/2024. Các kỳ hạn VN30F2406, VN30F2409 chênh lệch từ 1,76 điểm đến 13,66 điểm so với VN30. Chênh lệch dương mở rộng, cho thấy các trader đang nghiêng về VN30 phục hồi trở lại sau phiên giảm mạnh.

Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SHS, thị trường tiếp tục giảm điểm khá mạnh trong phiên 17/4 mặc dù đã hồi phục khá tốt phiên trước đó cho thấy tâm lý của nhà đầu tư vẫn kém tích cực. Việc chỉ số quay lại sát mốc đáy trong phiên trước đó cho thấy động lực ngắn hạn của thị trường đã suy yếu và nguy cơ VN-Index trở lại xu hướng giảm với ngưỡng hỗ trợ mới ở mức thấp 1.150 điểm. Trong trường hợp VN-Index sớm bật mạnh và lấy lại mốc 1.250 điểm trong các phiên tới mới có thể kỳ vọng chỉ số sẽ tiếp tục củng cố nền tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm.

Về góc nhìn trung hạn, Vn-Index đã quay trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và mất động lực hình thành uptrend, khả năng thị trường sẽ có xu hướng swing trong thời gian dài hơn. Các chuyên gia cho rằng nếu Vn-Index vận động trong kênh nói trên thì về trung hạn đây vẫn là vận động tích lũy chờ thời cơ hình thành uptrend chứ không có nguy cơ rơi vào chu kỳ downtrend mới.

Chuyên gia SHS nhận định, Vn-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 điểm - 1.250 điểm và có thể vận động tích lũy lại sẽ kéo dài, do đó nhà đầu tư trung hạn không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại mà cần kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy lại tin cậy hơn.

Tỷ giá liên tục tăng kịch trần, VN-Index mất mốc 1.200 điểm

Với đà tăng kịch trần của tỷ giá, thị trường chứng khoán đã chính thức mất mốc 1.200 điểm do chịu áp lực bán từ ...

Khối ngoại "quay xe" bán ròng nghìn tỷ trên HoSE, tập trung tại quỹ của Dragon Capital

Sau 1 phiên gom ròng "yếu ớt", khối ngoại quay trở lại thị trường bán ròng 987,49 tỷ đồng trên HoSE, tập trung nhiều vào ...

Chuyên gia nói gì về khả năng VN-Index giảm 15-20%?

Chỉ sau 3 phiên giao dịch, VN-Index đã đánh rơi tổng cộng gần 84 điểm để lùi về 1.193 điểm - mức thấp nhất trong ...

Trang Nhi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán