VN-Index có thể điều chỉnh về vùng 1.043-1.047 điểm và lời khuyên tốt nhất cho nhà đầu tư

(Banker.vn) MBS cho rằng, thị trường chứng khoán đang chịu tác động từ yếu tố nội tại, các nhân tố mang tính chi phối tới thị trường như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 đã bắt đầu và được dự báo sẽ không mấy khả quan…

Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu và khu vực Đông Nam Á đã bước sang tuần tăng thứ 4 liên tiếp, chứng khoán khu vực châu Á Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản cũng đang trong chuỗi tăng 4/5 tuần gần đây. Các báo cáo lạm phát tháng 3 của Mỹ đều cho thấy sự suy yếu của lạm phát, bên cạnh đó Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo lạm phát ở Eurozone có thể giảm.

VN-Index có thể điều chỉnh về vùng 1.043-1.047 điểm và lời khuyên tốt nhất cho nhà đầu tư
MBS nhận định, Xác suất chỉ số này kiểm định vùng hỗ trợ 1.043 – 1.047 điểm đang tăng lên

Đây là một động lực quan trọng đưa chứng khoán thế giới đi lên trong những tuần gần đây, ngoài ra sự suy yếu của đồng USD cũng là nhân tố hỗ trợ cho đà đi lên của chứng khoán Châu Á khi chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng bạc xanh có lúc giảm xuống mức thấp nhất 1 năm. Tuần tới: trên thị trường chứng khoán Mỹ, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 bắt đầu bận rộn với nhiều tên tuổi lớn được công bố.

Thị trường Viêt Nam vừa khép lại một tuần ngược dòng với chứng khoán thế giới khi sụt 1,6% còn 1.052,89 điểm. Kể từ khi đạt đỉnh ngắn hạn, thị trường đã điều chỉnh 6/7 phiên trong chuỗi giảm 7/10 phiên kể từ đầu tháng 4. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao trong 2 tuần gần đây nhờ dòng tiền đầu cơ hoạt động mạnh và khối ngoại bán ròng. Kể từ đầu tháng 4, khối ngoại đang bán ròng 7 phiên liên tiếp trên sàn HSX trong chuỗi bán ròng 9/10 phiên.

Áp lực chốt lời ở một số nhóm cổ phiếu dẫn dắt như: Bất động sản, chứng khoán, dầu khí, thép, đầu tư công,... đã khiến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong tuần vừa qua thiệt hại nhiều hơn so với thị trường chung.

Nhóm bất động sản ngoài: NVL, HDG, KDH, NLG,… vẫn giữ được thành quả thì các cổ phiếu khác đang gặp áp lực chốt lời mạnh như: CEO ( -9,4%), DXG (-6,3%), NTL (-5,3%), DIG (-4,7%),…

Nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công giảm mạnh nhất trong tuần vừa qua khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I năm 2023 đạt thấp. Mức giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 9,69% kế hoạch trong quý 1/2023, thấp hơn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 10,35% và cũng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%) nhưng số giải ngân tuyệt đối cao hơn gần 12 nghìn tỷ (khoảng 19%).

Ở chiều ngược lại, một số nhóm cổ phiếu ngược dòng thành công và nổi bật như: Thủy sản (VHC: +4,95%, ANV: +2,71%, MPC: +5,26%,…), dược phẩm và chăm sóc y tế (AMV: +10,26%, JVC: +5,15%, DBD: +5,14%, DHG: +2,08%, IMP: 2,71%,…), logistics (GMD: + 2,48%, HAH: +2,27%,…), bán lẻ (MWG: + 2,56%, FRT: +2,52%, PNJ: +1,44%,…).

Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua giảm nhẹ 2,4% còn 15.396 tỷ đồng/phiên, trong đó thanh khoản khớp lệnh cũng sụt 6,5% xuống 13.398 tỷ đồng/phiên, tuy vậy thanh khoản thị trường ở 2 tuần gần đây vẫn duy trì ở mức cao kể từ tuần giữa tháng 12/2022. Bình quân từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường đạt 12.470 tỷ đồng/phiên, giảm 39,36% với với mức bình quân của năm ngoái.

Khối ngoại bán ròng 362 tỷ đồng trên toàn thị trường, đây cũng là tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp. Tuy vậy, nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến ở cổ phiếu IDP trị giá 1.370 tỷ đồng thì tuần vừa qua khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm 1.732 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm khối ngoại vẫn mua ròng 5.817 tỷ đồng. Các quỹ ETF cũng bị rút ròng 3,26 triệu USD ở tuần vừa qua, đây là tuần rút ròng thứ 2 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 203 triệu USD (~ 4.742 tỷ đồng).

MBS cho rằng, thị trường đang chịu tác động từ yếu tố nội tại, các nhân tố mang tính chi phối tới thị trường như mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 đã bắt đầu và được dự báo sẽ không mấy khả quan.

Việc khối ngoại bán dòng kể từ đầu tháng 4 đến nay cũng rất đáng chú ý, có thể đây là nhịp chốt lời sau khi bắt “đúng đáy” thị trường nhưng cũng có thể là việc khối ngoại đang chiết khấu cho rủi ro ở phía trước. Trên bình diện quốc tế, dòng vốn ngoại đang quay trở lại mua ròng ở nhiều thị trường trong khu vực Châu Á cũng như Đông Nam Á nhờ sự suy yếu của đồng USD kỳ vọng chu kỳ tăng lãi suất của các NHTW đang ở giai đoạn cuối qua đó tạo cú xoay trục ở tương lai gần.

Ngoài ra, rủi ro có thể đến từ dịch covid-19 quay trở lại và nhóm cổ phiếu y tế, dược phẩm đã tăng trong tuần vừa qua.

VN-Index có thể điều chỉnh về vùng 1.043-1.047 điểm và lời khuyên tốt nhất cho nhà đầu tư

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index có thể đang trong giai đoạn đầu của quá trình phân phối sau chuỗi tăng 3 tuần liên tiếp. Chỉ số VN-Index đã để mất các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn ở các đường MA20, MA50,… Xác suất chỉ số này kiểm định vùng hỗ trợ 1.043 – 1.047 điểm đang tăng lên trong bối cảnh trong và ngoài nước không có thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư nên thận trọng, co gọn danh mục và tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung.

Các cá nhân trong nước gom ròng tích cực tuần 10-14/04, tổ chức nội quay đầu bán ròng

Tuần qua, phía các nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 1.934 tỷ đồng trên HOSE, trong khi đó tổ chức nội quay ...

Những cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam khi được nâng hạng

Theo ước tính của BSC, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên thị trường chứng khoán mới nổi sẽ có ...

Triển vọng đầy "ngọt ngào" của cổ phiếu mía đường

Mía đường là ngành mang tính chu kỳ mạnh và kết quả kinh doanh của ngành này lên xuống theo giá đường trên thị trường, ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán