VN-Index có nhịp phục hồi, DSC gợi ý chiến thuật giao dịch cổ phiếu cho nửa cuối tháng 5

(Banker.vn) Hiện tượng sóng mid-cap đã xảy ra trong tháng 4 đến đầu tháng 5. Tính từ 1/4 - 11/5, chỉ số VN-Index đã giảm 1,9% trong khi chỉ số VNMID tăng 1,9%, chỉ số VNSML tăng 6,5%. Với thanh khoản thị trường chưa cải thiện và tỷ lệ vay margin của các nhà đầu tư ở mức thấp, DSC đánh giá nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ tiếp tục có tỷ suất sinh lời tốt hơn nhóm cổ phiếu bluechips nói chung.

Đón sóng hồi phục tháng 5

Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 5, Chứng khoán DSC cho biết, diễn biến hưng phấn giai đoạn đầu tháng 4 là “lời nói dối từ thị trường”. Sau mẫu nến “búa ngược” đảo chiều ở tuần đầu tiên, thị trường tạo đỉnh tại 1.083 điểm và ghi nhận chuỗi phiên điều chỉnh liên tiếp mà không có sự phản kháng nổi bật nào từ lực cầu mua lên.

 Chỉ số VNIndex vận động trong kênh giá tăng
Chỉ số VN- Index vận động trong kênh giá tăng

Theo DSC đánh giá, nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh VN-Index đến từ 3 yếu tố như: kết quả kinh doanh quý 1 kém khả quan, lợi nhuận sau thuế toàn thị trường giảm bình quân - 18,3% YoY, trong đó nhóm phi tài chính giảm mạnh -41,5% YoY. Tâm lý cầm chừng trước kỳ nghỉ lễ dài ngày. Khối ngoại chốt lời, bán ròng 2.954 tỷ đồng, cao nhất trong 1 năm trở lại đây.

Theo Chứng khoán DSC, sau nhịp điều chỉnh kéo dài xuyên suốt tháng 4, thị trường đã xuất hiện nhịp hồi phục trong những ngày đầu tháng 5. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn còn yếu ớt, khó tạo động lực để thị trường bứt phá.

Với luồng tin xấu từ báo cáo kết quả kinh doanh đã qua, bên cạnh đó thị trường đã điều chỉnh trong thời gian dài và thanh khoản chưa cải thiện, DSC đánh giá VN-Index sẽ có nhịp phục hồi chậm trong tháng 5, hướng về mốc 1.070 - 1.080 điểm.

VN-Index có nhịp phục hồi, DSC gợi ý chiến thuật giao dịch cổ phiếu cho nửa cuối tháng 5

Tỷ lệ cổ phiếu VN-Index vượt cản MA50 và MA200 tăng đáng kể trong tháng 4 - tháng 5.

Tuy thị trường điều chỉnh, DSC nhận thấy có một điểm tích cực trong tháng 4 là cấu trúc thị trường đã được cải thiện. Trong hơn một tháng, tỷ lệ cổ phiếu vượt mốc cản MA50 tăng mạnh từ 38,9% lên tới 64,7%. Tỷ lệ cổ phiếu vượt mốc cản trung hạn MA200 cũng tăng đáng kể từ 27,6% lên tới 39,8%.

Với tỷ lệ cổ phiếu vượt cản trung hạn tăng, có thể thấy động lượng (momentum) của thị trường đang vận động theo hướng tích cực. Đây là tín hiệu tốt, cho thấy áp lực bán đã giảm và dòng tiền đang trở lại với thị trường (tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ).

Lần đầu tiên sau hơn một năm, mới có nhiều cổ phiếu dám tự tin bứt phá như vậy, đây cũng là mức cao nhất được xác lập kể từ cú rơi vào tháng 4/2022. Nổi bật nhất là nhóm ngành bất động sản, gần đây cực kỳ hút tiền với những động thái hỗ trợ thị trường bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp. Nhóm chứng khoán không tăng ồ ạt nhưng luôn giữ phong độ tốt. Đây là hai nhóm được nhà đầu tư cá nhân giao dịch rất tích cực.

Ngoài ra, các nhóm dược, y tế, nhựa, nông nghiệp, sản xuất và phân phối điện, xây dựng cũng có vận động tích cực, hút tiền dựa trên những câu chuyện cơ bản, nội tại. Có thể thấy ở thời điểm hiện tại dòng tiền rất thông minh, chắt lọc.

"Đây là thời điểm rất tốt cho những nhà đầu tư giá trị, trả thưởng cao cho những người chịu mày mò về phân tích cơ bản", Chứng khoán DSC đưa ra nhận định.

Chiến thuật giao dịch trong giai đoạn thị trường đi ngang

Trong Báo cáo chiến lược tháng 2, DSC đưa ra dự đoán trong năm 2023 sẽ xuất hiện sóng tại các cổ phiếu mid-cap do dòng tiền không đủ mạnh để tăng điểm cho các cổ phiếu blue-chips sẽ xoay vòng vào các cổ phiếu mid-cap.

VN-Index có nhịp phục hồi, DSC gợi ý chiến thuật giao dịch cổ phiếu cho nửa cuối tháng 5

Đúng như dự báo, hiện tượng sóng mid-cap đã xảy ra trong tháng 4 - đầu tháng 5. Tính từ 1/4 - 11/5 chỉ số VN-Index đã giảm 1,9% trong khi chỉ số VNMID tăng 1,9%, chỉ số VNSML tăng 6,5%. Với (1) thanh khoản thị trường chưa cải thiện, (2) tỷ lệ vay margin của các nhà đầu tư ở mức thấp (hết quý 1/2023, tổng lượng cho vay ký quỹ chỉ ngang quý 4/2022), DSC đánh giá nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sẽ tiếp tục có tỷ suất sinh lời tốt hơn nhóm cổ phiếu bluechips nói chung.

Trong giai đoạn thị trường giao dịch đi ngang như hiện tại, Chứng khoán DSC khuyến nghị hai chiến thuật giao dịch.

Đầu tiên là giao dịch ngắn hạn cổ phiếu vốn hóa trung bình (midcap) theo động lượng (momentum). Cụ thể, giải ngân tại các phiên thị trường điều chỉnh, tham khảo mốc hỗ trợ ngắn hạn 1.040 điểm; Giải ngân tại các cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ (small, mid-cap) có động lượng tốt.

Ưu tiên các cổ phiếu có đường EMA cao dần (EMA 9 > EMA 13 > EMA 50 > EMA 200). Với các cổ phiếu trên, nhà đầu tư ưu tiên giải ngân tại các phiên cổ phiếu giảm về đường hỗ trợ EMA 9; Tránh mua đuổi trong các phiên thị trường tăng nóng, tham khảo mốc kháng cự 1.070 – 1.080 điểm.

Chiến thuật thứ 2 là đầu tư cổ phiếu bluechips, nắm giữ trung, dài hạn. Cụ thể, với những tài khoản lớn, giao dịch ngắn hạn có thể không phải lựa chọn tốt do không thể "đánh nhanh, thắng nhanh" theo các nhịp chạy của thị trường; Thị trường đi ngang hiện tại là cơ hội tốt để nhà đầu tư giải ngân vào các cổ phiếu tốt, có định giá rẻ để có thể đón nhịp phục hồi trong trung hạn (thời hạn nắm giữ ít nhất trên 3 tháng).

Một số mã cổ phiếu bluechips khuyến nghị: STB, ACB, VPB, SSI, VND, VRE.

Thời điểm hiện tại đang là cơ hội tốt để nhà đầu tư tích sản

Định giá hiện tại của thị trường rất rẻ so với mức trung bình trong một thập kỷ với PE dự phóng dao động quanh ...

Nhận định chứng khoán ngày 15/5/2023: Xu hướng thị trường phái sinh

Các chuyên gia phân tích và công ty chứng khoán đưa ra nhận định về thị trường phái sinh cho ngày giao dịch 15/5/2023. Tạp ...

Công ty chứng khoán trở lại "đường đua" tăng vốn, cổ phiếu kỳ vọng "có sóng"

Sau giai đoạn tương đối mờ nhạt, câu chuyện tăng vốn của các công ty chứng khoán "rục rịch" trở lại sau mùa ĐHĐCĐ thường ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán