Phiên giao dịch đầu đầu tiên của tháng 6, lực cầu sôi động nhập cuộc ngay khi mở cửa đã lan rộng toàn thị trường, giúp VN-Index tăng vọt sau và dễ dàng vượt qua kháng cự MA10 và cán mốc 1.280 điểm. Cụ thể, lúc đóng cửa, sàn HOSE có 367 mã tăng và 96 mã giảm, VN-Index tăng 18,28 điểm (+1,45%) lên 1.280,00 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.046 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt hơn 26.097 tỷ đồng.
Trong ngày hôm nay, dòng tiền cá mập tiếp tục đổ bộ nhóm bán lẻ và ngân hàng và hóa chất. Top 10 cổ phiếu ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất lần lượt là: FPT, STB, DGC, HPG, MBB, MWG, DPM, MSN và TCB. Trong phiên giao dịch, các cổ phiếu trên đều xuất hiện nhiều lệnh bán và mua lớn. Cụ thể:
FPT: Dòng tiền cá mập tìm đến FPT với tổng giá trị giao dịch đạt 1.062 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, FPT tăng 2.300 đồng lên 136.900 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu ghi nhận ở mức 7,7 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, FPT xuất hiện nhiều lệnh mua/bán giao động từ 10.000 – 30.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh mua chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 4,5/3,1 triệu đơn vị.
STB: Trong phiên hôm nay, dòng tiền cá mập tìm đến STB với tổng giá trị giao dịch 836 đạt tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, cổ phiếu STB tăng kịch trần lên mức 29.750 đồng/cp với thanh khoản giao dịch đạt 28,5 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, STB xuất hiện nhiều lệnh mua và bán từ 50.000 – 70.000 cổ phiếu/lệnh. Về cuối phiên, STB xuất hiện nhiều lệnh xả bán lớn, lên tới 600.000 đơn vị/lệnh Kết phiên, chiều bán chủ động chiếm ưu thế tại STB với tỷ lệ mua/bán là 12,9/15,6 triệu đơn vị.
DGC: Tổng giá trị giao dịch của DGC trong ngày hôm nay đạt 788 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, thị giá DGC giảm nhẹ về vùng 125.400 đồng/cp, thanh khoản giao dịch của cổ phiếu đạt hơn 6,3 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch tại DGC xuất hiện nhiều lệnh mua/bán cổ phiếu với số lượng giao động quanh 10.000 cổ phiếu/lệnh. Kết phiên, khối lượng khớp lệnh bán chủ chiếm ưu thế hơn so với khối lượng đạt 3,3 triệu đơn vị.
Trên thị trường, cổ phiếu DGC đang trong xu hướng tăng giá mạnh. Cụ thể, vào tháng 10/2021, giá cổ phiếu DGC gần 70.000 đồng/cp. Đến đầu tháng 3/2022, giá cổ phiếu này tăng lên gần 100.000 đồng/cp và hiện tại đang đứng mốc 125.400 đồng/cp. Sự tăng giá mạnh mẽ này là nhờ vào việc Hóa chất Đức Giang ghi nhận lợi nhuận đột phá sau khi Nhà nước thoái vốn.
Việc thoái vốn của Vinachem khỏi Tập đoàn Hóa chất Đức Giang nằm trong khuôn khổ Đề án tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017-2020, thuộc Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vinachem là cổ đông lớn và có liên quan đến người nội bộ của DGC.
HPG: Tổng giá trị giao dịch của HPG trong ngày hôm nay đạt mức 598 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 20,6 triệu cổ phiếu. Kết phiên, thị giá HPG tăng 400 đồng lên 29.000 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, HPG ghi nhận nhiều lệnh mua/ bán số lượng lớn, giao động từ 30.000 - 60.000 đơn vị. Đặc biệt trong phiên có nhiều lệnh gom mua HPG, có lệnh gom khối lượng lớn lên tới hơn 450.000 đơn vị/lệnh.
POW: Tổng giá trị giao dịch của POW trong ngày hôm nay đạt mức 567 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 43 triệu cổ phiếu. Kết phiên, thị giá POW tăng trần lên mức 13.450 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, POW hút mạnh dòng tiền với nhiều lệnh mua/bán số lượng giao động từ 60.000 - 100.000 đơn vị. Đặc biệt trong phiên có nhiều lệnh gom mua POW với số lượng lớn lên tới gần 500.000 đưn vị/lệnh.
MBB: Dòng tiền cá mập tìm đến MBB với tổng giá trị giao dịch đạt 554,7 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt 24,7 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, MBB xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động trung bình từ 20.000 – 40.000 cổ phiếu. Đặc biệt trong phiên, cá mập tích gom mua cổ phiếu MBB. Kết phiên, chiều mua chiếm ưu thế hơn so với chiều bán với tỷ lệ mua/bán là 13,9/10,7 triệu đơn vị.
MWG: 526,5 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của MWG trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá MWG tăng 400 đồng lên 64.000 đồng/cp với thanh khoản đạt 8,2 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, MWG xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản từ 10.000 – 30.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, chiều mua chủ động đang chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 4,7/3,4 triệu đơn vị.
DPM: Tổng giá trị giao dịch của DPM trong ngày hôm nay đạt 524 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, cổ phiếu DPM tăng kịch trần lên 38.500 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 13,7 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, DPM xuất hiện nhiều lệnh mua và bán lớn giao động từ 15.000 - 30.000 cổ phiếu. Kết thúc phiên, chiều bán lớn hơn chiều mua với tỷ lệ mua/bán là 6,5/7m1 triệu đơn vị.
MSN: 512 tỷ đồng là tổng giá trị giao dịch của MSN trong ngày hôm nay. Kết phiên, thị giá MSN tăng 1.100 đồng lên 75.700 đồng/cp với thanh khoản đạt 6,5 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, MSN xuất hiện lượng mua và lượng bán liên tục với thanh khoản quanh 10.000 -20.000 đơn vị/ lệnh. Kết phiên giao dịch, chiều mua chủ động đang chiếm ưu thế với 3,8 triệu cổ phiếu.
TCB: Dòng tiền cá mập tìm đến TCB với tổng giá trị giao dịch đạt 506 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt 10,6 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, TCB xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động trung bình từ 10.000 – 20.000 cổ phiếu. Đặc biệt về cuối phiên, cá mập tích cực xả bán TCB. Kết phiên, chiều bán chiếm ưu thế lớn với tỷ lệ mua/bán là 4,3/6,2 triệu đơn vị.
Thông tin liên quan mới đây, Techcombank đã phát hành thành công mã trái phiếu TCBL2427003 với khối lượng 1.500 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành 1.500 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành ngày 27/5/2024, có kỳ hạn 36 tháng, dự kiến đáo hạn ngày 27/5/2027. Lãi suất phát hành 4,5%/năm.
Theo dữ liệu từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu năm 2024 đến nay, Techcombank đã huy động thành công 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Trong đó, lô trái phiếu giá trị lớn nhất là TCBL2427001 phát hành ngày 10/4/2024. Đây cũng là lô trái phiếu đầu tiên được Techcombank phát hành ra thị trường trong năm 2024 với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất phát hành 3,7%/năm, dự kiến đáo hạn ngày 10/4/2027.
Tâm điểm tháng 6 gọi tên những cổ phiếu nào? Agriseco đánh giá đây là thời điểm thích hợp để tích lũy những cổ phiếu tốt cho cả ngắn, trung và dài hạn khi đà ... |
2 quỹ ETF ngắm mua loạt cổ phiếu "hot" TCH, KDH, CTR, EVF, FRT Ngày 21/6, FTSE Vietnam Index và MarketVector Vietnam Local Index sẽ hoàn tất cơ cấu toàn bộ danh mục. BSC dự báo 2 ETF sẽ ... |
Chứng khoán phiên chiều 3/6: Khởi đầu như mơ, điểm trừ bộ 3 APEC Thị trường chứng khoán khởi đầu tháng 6 bằng một phiên giao dịch "ngát xanh", tuy nhiên vẫn có những điểm trừ mà tiêu biểu ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|