Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 vừa được công bố, Công ty CP Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD) ghi nhận doanh thu thuần đạt 69 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm năm trước. Dù vậy, nhờ giá vốn giảm nhanh hơn, lợi nhuận gộp của Vinahud được cải thiện từ 2,3 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 3,8 tỷ đồng.
Chiếm 97% trong cơ cấu nguồn vốn của Vinahud là nợ phải trả, tổng nợ phải trả của Vinahud tính đến cuối quý 2 đang ở mức cao ngất ngưởng, gần 4.913 tỷ đồng. |
Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này của Vinahud giảm 32,5%, về còn gần 11 tỷ đồng, Công ty không thuyết minh chi tiết về nguồn thu này. Trong khi đó, chi phí tài chính của Vinahud tăng 44,5% lên 62 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 55 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này giảm mạnh 66,5%, xuống còn 12 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng lại đi lên, tuy nhiên chỉ ở mức 179 triệu đồng, không tác động quá nhiều đến kết quả chung.
Sau khi khấu trừ thuế phí, Vinahud báo lỗ ròng hơn 55 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp công ty này ghi nhận thua lỗ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinahud ghi nhận doanh thu thuần đạt 119 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 106,5 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Vinahud còn cách rất xa mục tiêu lãi 18,75 tỷ đồng đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 được tổ chức hồi tháng 6 vừa qua.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vinahud đang ở mức 5.052 tỷ đồng, tăng 77 tỷ đồng so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho tăng 42 tỷ đồng, lên hơn 1.583 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Vinahud là nợ phải trả, tổng nợ phải trả của Vinahud tính đến cuối quý 2 đang ở mức cao ngất ngưởng, gần 4.913 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm và gấp 35 lần vốn chủ sở hữu. Chiếm hơn nửa trong cơ cấu nợ vay của Vinahud là nợ vay tài chính với gần 2.629 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm, bao gồm 328 tỷ đồng vay ngắn hạn và 2.301 tỷ đồng vay dài hạn.
Hầu hết cơ cấu nợ của Vinahud tới từ 1.986 tỷ đồng vay dài hạn của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), không đổi so với đầu năm. Liên quan tới khoản nợ tại TPBank, Vinahud vừa triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chức cuối tháng 8/2024. Một trong những nội dung đáng chú ý sẽ được thảo luận tại đại hội lần này là việc chuyển nhượng phần vốn góp của Vinahud tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng, và thanh toán trước hạn khoản vay tại TPBank.
Nguồn: BCTC Vinahud. |
Đáng chú ý, trong quý 2/2024, Vinahud còn phát sinh khoản nợ 303 tỷ đồng với Công ty CP Tập đoàn R&H (R&H Group).
Theo tìm hiểu, R&H Group là đối tác của Vinahud trong 2 năm trở lại đây, tính đến thời điểm cuối quý 2/2024, Vinahud còn ghi nhận 510 tỷ đồng phải thu về cho vay ngắn hạn đối với R&H.
Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 12/4/2023, cổ đông Vinahud đã thông qua tờ trình nhận chuyển nhượng từ R&H Group 83% phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Friends với mức giá 987,5 tỷ đồng; 100% Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng với giá 950 tỷ đồng. Tổng giá phí của 2 thương vụ là 1.937,5 tỷ đồng.
Trong đó, 80% nguồn vốn, tương đương 1.550 tỷ đồng sẽ được thu xếp bởi TPBank, cao gấp 2,6 lần tổng tài sản và 3,8 lần vốn chủ sở hữu của Vinahud tại thời điểm đầu năm 2023.
Các thương vụ M&A kể trên diễn ra không lâu trước khi 3 lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 2.500 tỷ đồng của R&H Group đáo hạn (từ ngày 14/4-3/5/2023). Giai đoạn cuối năm 2021, đầu năm 2022, R&H Group đã phát hành thành công 8.150 tỷ đồng trái phiếu, với CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đóng vai trò là bên thu xếp.
Phần còn lại trong cơ cấu nguồn vốn của Vinahud là gần 140 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong đó Công ty đang lỗ lũy kế 241 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VHD giảm mạnh tới 5% trong phiên giao dịch ngày 31/7, hiện đang dừng ở mức 7.600 đồng/cp.
Quý 2/2024 là quý thứ 18 liên tiếp Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc báo lỗ, như vậy doanh nghiệp này đã lỗ luỹ ... |
Đình Tư
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|