Vinahud nâng lỗ lũy kế lên gần 300 tỷ đồng dù nỗ lực tiết giảm chi phí quản lý

(Banker.vn) Vinahud (VHD) ghi nhận doanh thu giảm 24% và lỗ sau thuế 52 tỷ đồng trong quý 3/2024, qua đó nâng mức lỗ lũy kế lên gần 300 tỷ đồng. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của VHD trong quý vừa qua đến từ việc tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, với mức giảm tới 68%, xuống còn 11 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, Công ty CP Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD) ghi nhận doanh thu thuần đạt 52,5 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi khấu trừ giá vốn, Công ty mang về 2,5 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm khoảng 1 nửa so với cùng kỳ năm trước.

Vinahud nâng lỗ lũy kế lên gần 300 tỷ đồng dù nỗ lực tiết giảm chi phí quản lý
Tính đến cuối tháng 9, tổng nợ phải trả của Vinahud ở mức 5.037 tỷ đồng, chiếm tới hơn 98% trong cơ cấu tổng nguồn vốn.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của Vinahud cũng giảm mạnh tới 42%, xuống chỉ còn 11 tỷ đồng. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhiều khoản chi phí phát sinh trong kỳ lại có xu hướng gia tăng nhẹ, trong đó chi phí tài chính ở mức gần 55 tỷ đồng, chi phí bán hàng ở mức gần 74 triệu đồng. Điểm sáng duy nhất đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp khi đã được tiết giảm mạnh (giảm 68%), xuống còn hơn 11 tỷ đồng.

Kết quả, Vinahud vẫn ghi nhận lỗ sau thuế hơn 52 tỷ đồng, dù vậy con số này vẫn tấp hơn con số thua lỗ tới 67 tỷ đồng ở cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Vinahud ghi nhận đạt 172 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 23% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dưới áp lực chi phí lãi vay lớn, Công ty ghi nhận lỗ sau thuế 161,5 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 122 tỷ đồng ở cùng kỳ năm 2023.

Tính đến cuối tháng 9/2024, quy mô tổng tài sản của Vinahud đạt 5.121 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng so với thời điểm hồi đâu năm. Trong đó, chiếm phần lớn trong cơ cấu hình thành tài sản đến từ các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, lần lượt ở mức 1.824,6 tỷ đồng và gần 1.618 tỷ đồng.

Trong đó, hàng tồn kho của Công ty chủ yếu đến tiền sử dụng đất chi phí giải phóng mặt bằng giá mua công ty con tại dự án Grand Mercure Hội An. Ngoài ra còn đến từ dự án khu du lịch tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dự án có quy mô 70.163m2 với tổng vốn đầu tư 2.772 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Vinahud ở mức 5.037 tỷ đồng, chiếm tới hơn 98% trong cơ cấu tổng nguồn vốn, trong đó nợ vay tài chính chiếm 2.624 tỷ đồng.

Do thua lỗ kéo dài từ năm 2023 trở lại đây, vốn chủ sở hữu của Vinahud bị ăn mòn xuống chỉ còn 84,5 tỷ đồng, trong khi vốn góp của chủ sở hữu đã lên đến 380 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 3, Công ty đang lỗ lũy kế 296 tỷ đồng.

Khối ngoại trở lại bán ròng gần 300 tỷ đồng, áp lực đè nặng HPG nhà Hòa Phát

Khối ngoại quay lại bán ròng mạnh phiên 24/10 với tổng giá trị hơn 257 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu ...

Chủ quản Công viên Đầm Sen nâng lỗ luỹ kế lên hơn 300 tỷ đồng

Phú Thọ Tourist, chủ quản Công viên Đầm Sen ghi nhận khoản lỗ luỹ kế hơn 300 tỷ đồng vào cuối quý 3/2024. Dù doanh ...

Phạm Hường

Phạm Hường

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục