Viglacera vượt hơn 30% kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023

(Banker.vn) Lũy kế cả năm 2023, Viglacera ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt ở mức 1.602 tỷ đồng và 1.162 tỷ đồng với kết quả đạt được doanh nghiệp đã vượt 32% kế hoạch năm đề ra.

Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 với doanh thu thuần 3.020 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp từ đó cũng giảm từ 714 tỷ đồng về còn 565 tỷ đồng.

Viglacera vượt hơn 30% kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023
Tổng Công ty Viglacera - CTCP vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 75% về còn gần 6 tỷ đồng, công ty cũng ghi nhận lỗ 16,2 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, thay vì khoản lãi 15 tỷ đồng như cùng kỳ 2022. Cùng với việc các loại chi phí duy trì ở mức cao, Viglacera báo lỗ sau thuế 48,6 tỷ đồng, thấp hơn nhiều khoản lãi 222 tỷ đồng của quý IV/2022.

Theo giải trình của doanh nghiệp, lợi nhuận của Viglacera giảm mạnh do nhóm kính gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, giá bán giảm, sản lượng tiêu thụ giảm dẫn đến doanh thu giảm. Bên cạnh đó, công ty thực hiện trích 100 tỷ đồng Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ theo chủ trương đã được ĐHĐCĐ thông qua.

Lũy kế cả năm 2023, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 13.194 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2022. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt ở mức 1.602 tỷ đồng và 1.162 tỷ đồng, giảm 30% và 39%.

Năm 2023, Công ty đặt mục tiêu kinh doanh với lợi nhuận trước thuế 1.210 tỷ đồng, như vậy, Viglacera đã vượt 32% kế hoạch đề ra. Bóc tách cơ cấu doanh thu, mảng đóng góp lớn nhất cho Viglacer vẫn là cho thuế đất đã phát triển cơ sở hạ tầng, đạt gần 4.514 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Viglacera ở mức 24.099 tỷ đồng, tăng 5% so với thời điểm đầu năm 2023. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền là 1.842 tỷ đồng, chi phí rót vào các dự án dang dở và hàng tồn kho là 10.969 tỷ đồng.

Công ty cũng ghi nhận 4.964 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 13% so với đầu kỳ, trong đó. Tồn kho bất động sản xây dựng dở dang là 1.537 tỷ đồng và tồn kho bất động sản thành phẩm là 1.537 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tới cuối năm 2023, dư nợ vay tài chính của Viglacera là 5.135 tỷ đồng, tăng 42% so với đầu năm 2023. Trong đó, nợ ngắn hạn là hơn 2.897 tỷ đồng.

Hiện Viglacera sở hữu và vận hành 12 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.000 ha. Các khu công nghiệp này đã thu hút 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 16 tỷ USD vốn FDI, trong đó có các doanh nghiệp tên tuổi lớn trên thế giới như: Tập đoàn Samsung, Amkor, Canon, Hyosung, Anam Electronics, IRC Tire, Toyoda Gosei…

Ở mảng nhà ở xã hội, Viglacera có kế hoạch đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022-2030 và đã bắt đầu triển khai một số dự án như dự án nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Đồng Văn IV, dự án nhà ở xã hội tại Kim Chung, dự án nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh, hoặc thông qua tham gia đấu thầu các dự án mới tại Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nội.

Trong tháng 12/2023, Viglacera xác định lĩnh vực vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong ngắn hạn, bởi thị trường chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, công ty sẽ chủ động bám sát và đánh giá kịp thời diễn biến thị trường, từ đó điều tiết chủng loại sản phẩm và sản lượng, điều tiết sản lượng sản xuất theo nhu cầu thị trường, tiết giảm chi phí sản xuất, giảm lượng tồn kho, đẩy mạnh công tác bán hàng, tập trung tái cơ cấu mạnh mẽ về sản phẩm cũng như hoạt động quản trị công ty.

Đối với lĩnh vực bất động sản, Viglacera cho biết, sẽ tập trung thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các dự án khu công nghiệp: Thuận Thành I, Tiền Hải, Phong Điền, Phú Hà, Hải Yên để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cả năm 2023, Viglacera ước tính sẽ ghi nhận doanh thu khoảng 218 ha diện tích kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, tiếp tục giữ vai trò đóng góp chính cho mức doanh thu chung của tổng công ty.

Đồng Nai: Hai ông lớn bất động sản “bắt tay” phát triển dự án 18.600 tỷ đồng

Mới đây, Tập đoàn Nam Long ( HOSE: NLG) và Tập đoàn bất động sản đến từ Osaka – Nhật Bản Hankyu Hanshin Properties Corporation ...

Khôi phục thị trường bất động sản bắt đầu từ đâu?

Phục hồi thị trường bất động sản là một trong những vấn đề nóng được quan tâm gần đây. Nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ...

360° doanh nghiệp ngày 21/7: Một công ty bất động sản bất ngờ báo lãi quý II tăng gần 60 lần

FPT báo lãi kỷ lục, chính thức trở lại “câu lạc bộ” vốn hoá 100.000 tỷ đồng; Doạnh thu sụt giảm tới 59%, HAR vẫn ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán