Ngày 20/10 tới đây, Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post – Mã chứng khoán: VTP) sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ chi trả 15%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.500 đồng. Thời gian thanh toán 4/11/2022. Ước tính, Viettel Post sẽ chi khoảng 155 tỷ đồng trả cổ tức bằng cho cổ đông.
Ngoài ra, Viettel Post cũng chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 9,67 triệu cổ phiếu trả cổ tức. Tỷ lệ phát hành 10.000:933, tương ứng cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu được nhận 933 cổ phiếu mới.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2021 đạt 21.452 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2020. Tuy vậy chi phí tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế giảm sút gần 23% về mức 296 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2021 Viettel Post vẫn còn 266 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, 5 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và 22 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Trên thị trường cổ phiếu VTP từ đầu năm 2022 đến nay khá nhiều biến động. Mở cửa phiên giao dịch đầu năm 2022 ở mức 74.700 đồng/cổ phiếu, và từng giảm mạnh xuống dưới 65.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 1/2022. Sau đó lại có nhịp tăng lên mức 83.700 đồng/cổ phiếu trước khi “rơi” mạnh đến vùng giá dưới 50.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu VTP tăng 3,17% lên mức 48.800 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt hơn 110.000 đơn vị.
Diễn biến giá cổ phiếu VTP trhowif gian gần đây (Nguồn: TradingVIew) |
Trong quý II/2022, Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần 5.460 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán hàng là 3.128 tỷ đồng, giảm 8,4%; doanh thu cung cấp dịch vụ là 2.332 tỷ đồng, tăng 31,3%. Biên lợi nhuận gộp kỳ này không thay đổi quá lớn so với quý trước, ở mức 3,8%.
Các loại chi phí đều tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 27,1%; 180,4% và 19% và lần lượt ghi nhận ở mức 15; 15,7; 81,3 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 96,5 tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, đơn vị này ghi nhận doanh thu 11.232 tỷ đồng, tăng 8,52%. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 200 tỷ đồng, giảm 6,9%. Năm nay công ty lên kế hoạch doanh thu đạt 25.723 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 498,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,34% và 68,4% so với năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 43,6% kế hoạch doanh thu và 40,1% kế hoạch lợi nhuận.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của công ty biến đổi không nhiều, tăng 4,2% so với đầu năm và đạt mức 5.664 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn ở thời điểm 30/6 chiếm 89,6% tổng tài sản của công ty. Chủ yếu tài sản công ty là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn, ghi nhận lần lượt 1.844 tỷ đồng và 2.362 tỷ đồng. Tất cả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là tiền gửi có kỳ hạn.
Nợ của công ty không biến động nhiều trong 6 tháng đầu năm, ghi nhận 4.160 tỷ đồng. Khoản phải trả cho các đối tác và khoản vay thuê tài chính ngắn hạn chiếm lần lượt 45,7% và 30,8% cơ cấu nợ. Công ty không có các khoản vay thuê tài chính dài hạn.
Dòng tiền kinh doanh của Viettel Post trong quý II ghi nhận dương 50,1 tỷ đồng, trong khi quý I âm hơn 215 tỷ đồng. Dòng tiền dương chủ yếu đến từ việc giảm khoản phải thu là 107 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính lần lượt âm hơn 61 tỷ đồng và 43,6 tỷ. Kết quả, dòng tiền quý II âm 54,5 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm âm 90,4 tỷ đồng. Lượng tiền mặt còn lại của công ty là 246,1 tỷ đồng.
Theo Công ty chứng khoán BIDV – BSC với việc chuyển phát trên sàn TMĐT/hàng nhẹ/bưu phẩm truyền thống có thể vẫn sẽ gặp khó do cạnh tranh cao, và Triển khai mảng Logisitics – Fulfillment & chuyển phát hàng hóa lớn còn chậm, BSC chưa thấy bất kỳ động lực nào để Viettel Post cải thiện thị phần về sản lượng trong thời gian tới.
Theo đó, BSC dự báo trong năm 2022, ngành chuyển phát nhanh tăng 25% so với cùng kỳ đến từ sản lượng tăng và giá tăng do các công ty tăng giá để chuyển bớt chi phí đầu vào sang. Thị phần của Viettel Post đạt 12,4% - giảm 0,4 điểm % năm 2021 do sản lượng tăng nhiều thấp hơn trung bình ngành, giá bán của Viettel Post có thể đã tăng nhẹ.
Bên cạnh đó, BSC dự báo trong năm 2023, ngành chuyển phát nhanh tăng 20% so với cùng kỳ đến từ sản lượng tăng, giá đi ngang do chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Thị phần của Viettel Post sẽ đạt 11,3% - giảm 1,1 điểm % so với năm 2022 do sản lượng tăng trưởng thấp hơn trung bình ngành. BSC giả định sản lượng Viettel Post tăng 10% so với cùng kỳ, giá đi ngang trong năm 2023.
Về kết quả kinh doanh, BSC dự báo năm 2022 Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần đạt 23.277 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ), NPATMI đạt mức 427 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ), tương đương EPS FW 2022 đặt 4.126 đồng, P/E FW 2022 đạt 1,9, P/B FWD 2022 là 3,6x.
Trong năm 2023, BSC dự báo VTP ghi nhận doanh thu thuần 24.386 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ), NPATMI = 472 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ), tương đương EPS FW 2023 = 4.556 đồng, P/E FW 2022 = 12,6, P/B FWD 2022 = 3.0, dựa trên các giả định chính sau:
Mảng thương mại: Doanh thu + 2% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gôp 0,41% - tương đương năm 2021.
Mảng dịch vụ - Chuyển phát & Logistics: BSC dự báo ngành chuyển phát nhanh tăng trưởng tăng 20-25%/năm trong năm 2022 -2023; Thị phần của VTP là 12,4% và 11,3% trong năm 2022/2023 do sản lượng tăng thấp hơn trung bình ngành; Biên lợi nhuận gộp đặt mức 8,5% năm 2022 dựa trên cả giá định: Chi phí nhân viên tăng 13% so với cùng kỳ – dựa trên giả định nửa đầu năm 2022, chí phí nguyên vật liệu tăng 31% so với cùng kỳ do giá nguyên vật liệu tăng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 38% so với cùng kỳ do giá xăng tăng. So với năm 2021, biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ tăng 1 điểm % do mức nền lợi nhuận gộp thấp trong quý II-IV/2021. Sang năm 2023, BSC giả định biên lợi nhuận gộp ở mức 8,5%.
Giá trị đầu tư mới giả định = 70 tỷ đồng trong năm 2022 – 2023 dựa trên giả định chi phí đầu tư trong nửa đầu năm 2022. BSC chưa đưa vào dự báo gói đầu tư mảng Logistics 2022-2025 là 3.500 tỷ đồng do chưa chắc chắn kế hoạch giải ngân; Biên lợi nhuận gộp chung của VTP tăng 0,7 điểm %/0,1 điểm % trong năm 2022/2023 do tăng tỷ trọng mảng chuyển phát có biên lợi nhuận gộp cao hơn.
Cuối tháng 3 vừa qua, Viettel Post cho biết, công ty này đang hoàn thiện hồ sơ và thủ tục liên quan để niêm yết cổ phiếu VTP lên sàn HoSE trong năm 2022. Sau khi có Báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2021 và dự kiến thời gian giao dịch trên HoSE là quý III/2022. Phương án đưa cổ phiếu chuyển sàn từ UPCoM sang HoSE đã trình cổ đông thực hiện trong năm 2021 nhưng là nội dung chưa được hoàn thành năm qua, một phần do tình hình dịch Covid. |
Thêm 8 doanh nghiệp vừa công bố lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền Nửa cuối tháng 10 và tháng 11/2022, vừa có thêm 8 doanh nghiệp sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền ... |
TTC Land (SCR) chuẩn bị chia cổ tức, cổ phiếu "trôi" về vùng đáy hơn 1 năm nay Cổ phiếu SCR đang "trôi" về vùng đáy hơn 1 năm nay, hiện đang giao dịch quanh mức 7.400 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ... |
SAM Holdings chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 2021 Công ty CP SAM Holdings (HOSE – Mã: SAM) thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2021. |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|