Mới đây, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Công ty CP (Vietnam Airlines, HOSE: HVN) đã công bố nghị quyết thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Theo đó, HĐQT hãng hàng không quốc gia nhất trí gia hạn thời gian họp sau ngày 30/4/2024 và không chậm hơn thời điểm 30/6/2024. Dự kiến, ngày tổ chức đại hội là 21/6/2024, ngày cuối cùng để đăng ký tham dự đại hội là ngày 23/5.
Nghị quyết thông qua thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vietnam Airlines |
Hiện tại, Vietnam Airlines vẫn chưa công bố các tài liệu ĐHĐCĐ hay các mục tiêu kinh doanh và kế hoạch lợi nhuận trong năm 2024.
Về tình hình hoạt động, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, hãng hàng không quốc gia ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 92.231 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2022. Đây cũng là mức doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử hoạt động của Vietnam Airlines, chỉ thấp hơn giai đoạn 2018 - 2019 khi đại dịch COVID chưa bùng phát.
Tuy nhiên, kết thúc năm, hãng bay này vẫn lỗ sau thuế là 5.631 tỷ đồng, xác lập chuỗi 4 năm liền thua lỗ liên tục. Dù vậy, so với năm 2022, khoản lỗ này đã giảm 50% nhờ Công ty mẹ và Pacific Airlines đã báo giảm lỗ, trong khi các công ty con khác như: VAECO (Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay), VACS (Công ty TNH MTV Suất ăn Việt Nam), NCS (Công ty CP Suất ăn Nội Bài)... đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng.
Giải trình về biến động lợi nhuận sau thuế, Vietnam Airlines cũng nói thêm, trong năm 2023, hãng hàng không này đã chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh COVID, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn và dòng tiền cho doanh nghiệp. Tuy nhiên do thị trường vận chuyển quốc tế phục hồi khác nhau ở các khu vực, tình trạng thừa tải và cạnh tranh cao cộng thêm các yếu tố tiêu cực phát sinh như giá nhiên liệu tăng cao, xung đột chiến tranh Nga - Ukraine, Israel – Plastine tại Dải Gaza và các rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất) gia tăng nên hoạt động sản xuất kinh doanh sau kiểm toán vẫn bị thua lỗ trong quý IV và cả năm 2023. Theo dự báo, thị trường nội địa và quốc tế sẽ được phục hồi tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines cũng sẽ có kết quả tích cực hơn vào năm 2024 - 2025.
Đáng nói, với việc tiếp tục thua lỗ, cổ phiếu của Vietnam Airlines vẫn chưa thoát khỏi tình trạng bị kiểm soát. Giải trình về vấn đề này, hãng hàng không quốc gia cho biết đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu gai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trong đề án, trong năm 2024 - 2025, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất như: thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh; tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Doanh nghiệp tin tưởng hoạt động kinh doanh đã từng bước ổn định và đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.
Vietnam Airlines đã thua lỗ 4 năm liên tiếp |
Đáng chú ý, tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, đơn vị kiểm toán là KMPG đã nhấn mạnh và lưu ý người đọc tới 2 vấn đề chính, chủ yếu nhất là các yếu tố dẫn tới nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2023, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines và công ty con đã vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 46.287 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản phải trả quá hạn ghi nhận ở mức 13.743 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu âm 17.026 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 5.632 tỷ đồng. Theo đó, kiểm toán viên cho rằng, khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau COVID-19 và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thế dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty và các công ty con.
Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán cũng lưu ý tới thuyết minh số 3 của báo cáo tài chính hợp nhất mô tả về việc việc Tổng Công ty áp dụng phương pháp tính và ghi nhận chi phí khấu hao và chi phí phân bổ tiền sửa chữa bảo dưỡng máy bay và động cơ cho các năm tài chính kết thúc năm 2020, 2021, 2022 theo hướng dẫn kế toán riêng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Từ tháng 1/1/2023, phần chênh lệch giữa chi phí khấu hao và phân bổ theo phương pháp được phê duyệt riêng được Vietnam Airlines tiếp tục phân bổ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thua lỗ 4 năm liền, Vietnam Airlines (HVN) nêu lộ trình khắc phục Vietnam Airlines có năm thứ 4 thua lỗ liên tiếp. Điều này đã khiến khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính tới cuối ... |
Vietnam Airlines (HVN): Hoạt động kinh doanh đã hồi phục 80-90%, muốn tăng vốn điều lệ trong năm nay Lãnh đạo Vietnam Airlines cho hay, hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc gia đã phục hồi 80-90% đồng thời đề nghị được ... |
Pacific Airlines trả toàn bộ tàu bay để xoá nợ, Vietnam Airlines (HVN) tiếp tục phải "đèo bòng" Với việc trả lại toàn bộ 6 máy bay A320, Pacific Airlines đã được các chủ tàu xóa khoản nợ 220 triệu USD (khoảng 5.000 ... |
Hà Lê
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|