Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP.Hà Nội vừa phát đi thông báo đấu giá khoản nợ xấu của Công ty CP Năng lượng Quảng Trị phát sinh tại Ngân hàng VietinBank - Chi nhánh Tây Hà Nội. Tổng dư nợ tính đến ngày 10/7/2023 là hơn 160,8 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 139,75 tỷ đồng và lãi hơn 21,1 tỷ đồng. Mức giá khởi điểm được đưa ra là 193 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) |
Được biết, bảo đảm cho khoản nợ của Công ty CP Năng lượng Quảng Trị là toàn bộ tài sản hình thành thuộc Dự án Đầu tư công trình thủy điện Hướng Phùng tại xã Hướng Phùng và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị); quyền sở hữu, quyền tài sản phát sinh từ 100% cổ phần Công ty CP Năng lượng Quảng Trị thuộc sở hữu của Công ty CP Tổng công ty Tân Hoàn Cầu (tỷ lệ sở hữu 68,3%), bà Đặng Thị Mỹ Hạnh (12,8%), bà Hồ Thị Ngọc Lan (6,7%), ông Mai Văn Huế (12,2%).
Về hiện trạng các tài sản bảo đảm, công trình Thủy điện Hướng Phùng chưa hoàn thành, hiện tại đang dừng thi công; 100% cổ phần Công ty CP Năng lượng Quảng Trị đang được thế chấp tại VietinBank - Chi nhánh Tây Hà Nội.
Được biết, dự án Thủy điện Hướng Phùng được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2018. Nhà máy Thủy điện Hướng Phùng là công trình thủy điện cấp III, gồm hai tổ máy tổng công suất 18 MW, điện lượng trung bình trên 76,8 triệu kWh/năm. Ngoài Thủy điện Hướng Phùng, Công ty Năng lượng Quảng Trị đang quản lý, vận hành Nhà máy Thủy điện Khe Nghi công suất 8 MW tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa và xã Đăkrông, huyện Đăkrông (tỉnh Quảng Trị).
Đáng chú ý, một doanh nghiệp khác cũng liên quan đến ông Mai Văn Huế là Công ty CP Thủy điện Trường Sơn Bình Phước cũng đang phát sinh nợ xấu tại VietinBank. Theo đó, ngân hàng này đã rao bán khoản nợ với mức giá khởi điểm lên đến 1.450 tỷ đồng. Cuộc đấu giá dự kiến diễn ra vào cuối tháng 8/2023.
Được biết Thủy điện Trường Sơn Bình Phước hiện có vốn điều lệ là 420 tỷ đồng và Công ty CP Tân Hoàn Cầu góp 80,64% vào tháng 2/2016. Công ty là chủ đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Đức Thành (42 MW) tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Tháng 10/2022, UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án lần thứ 3, theo đó thời gian đi vào hoạt động dự kiến từ tháng 12/2024.
Về Vietinbank, theo dữ liệu tài chính hợp nhất quý 2/2023, Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6.550 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã thu về khoảng 12.531 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 8%.
Trong quý 2, VietinBank chứng kiến phần lớn các mảng kinh doanh đều ghi nhận tăng trưởng dương. Cụ thể, hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận lãi thuần đạt 12.758 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lần lượt đạt 1.784 tỷ đồng và 1.177 tỷ đồng, tăng lần lượt 14,4% và 44,6% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh khác đem lại mức lãi thuần 1.778 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.
Cùng với đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng đột biến lên 202 tỷ đồng, trước đó con số này ở cùng kỳ chỉ khoảng 100 triệu đồng. Trong khi đó, mảng mua bán chứng khoán đầu tư lại ghi nhận lợi nhuận chỉ 2 tỷ đồng, giảm 99,1% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng đi xuống khoảng 66%, đạt 72 tỷ đồng trong quý 2.
Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của VietinBank đạt 17.772 tỷ đồng vào quý 2, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tổng chi phí hoạt đông cũng tăng khoảng 11% lên 4.743 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này đạt 13.029 tỷ đồng, tăng 11,7% so với quý 2 năm ngoái. Chi phí dự phòng rủi ro nhích thêm khoảng 10%, lên hơn 6.478 tỷ đồng trong quý 2/2023.
Sau khi trừ đi thuế, VietinBank lãi gần 5.264 tỷ đồng, tương đương tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và thấp nhất trong nhóm Big4 đã báo cáo kết quả quý 2. Trước đó, VietcomBank và BIDV đã công bố kết quả kinh doanh.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VietinBank tăng chi phí dự phòng rủi ro đến 28% so với nửa đầu năm 2022, tương đương hơn 13.202 tỷ đồng, do đó Ngân hàng lãi trước thuế gần 12.531 tỷ đồng, tăng 8%.
Tính đến cuối quý 2/2023, tổng tài sản của VietinBank đạt hơn 1,86 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 2,9% so với thời điểm đầu năm, đứng thứ hai trong số những Big4 đã báo cáo. Số dư cho vay khách hàng của nhà băng này đạt gần 1,36 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, VietinBank tiếp nhận 1,31 triệu tỷ đồng tiền gửi khách hàng, tăng 4,9%.
Về chất lượng tài sản, tính đến ngày 30/6/2023, tổng nợ xấu của VietinBank tăng 9,5% so với cuối năm trước lên mức 17.309 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm nghi ngờ (nhóm 4) tăng hơn 50% nhưng lại giảm nhẹ ở nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này tăng nhẹ, dừng ở mức 1,27%, cao hơn Vietcombank và thấp hơn BIDV.
Trái với xu hướng tại Vietcombank và BIDV, VietinBank đã cắt giảm khoảng 1,5% lực lượng lao động, xuống chỉ còn 24.749 nhân viên. Chi phí bình quân cho nhân viên nhích nhẹ thêm khoảng 0,3% so với cuối năm ngoái, đạt 36,9 triệu đồng/tháng.
VietinBank rao bán nhiều ô tô của các doanh nghiệp nợ xấu Năm 2020 khi đại dịch covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động vận tải hành khách đình trệ do lượng khách du lịch giảm mạnh, ... |
Ngành ngân hàng vẫn còn nhiều nỗi lo sau 6 tháng đầu năm thắng lớn Theo nhiều chuyên gia ngành Ngân hàng thì đây mới là kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm, khi các ngân hàng hưởng ... |
VietinBank Securities dự báo lãi suất huy động có xu hướng giảm dần về cuối năm 2023 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (CTS) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2023. Theo ... |
Hải Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|