VietCredit: Đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 41%, tăng vốn điều lệ thêm 287 tỷ đồng năm 2023

(Banker.vn) Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit - UPCOM: TIN) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023.

Đặt mục tiêu tổng lợi nhuận trước thuế tăng 41%

Năm 2023, VietCredit đặt mục tiêu tổng lợi nhuận trước thuế tăng 41% so với năm 2022, lên gần 107 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến đạt hơn 7.122 tỷ đồng, tăng 9%. Tổng nguồn vốn huy động tăng 7%, lên 5.741 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 29% phụ thuộc vào phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước và là chỉ tiêu tác động chính đến các chỉ tiêu còn lại. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 10%.

VietCredit: Đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 41%, tăng vốn điều lệ thêm 287 tỷ đồng năm 2023
Năm 2023, VietCredit đặt mục tiêu tổng lợi nhuận trước thuế tăng 41% so với năm 2022, lên gần 107 tỷ đồng.

Hội đồng quản trị (HĐQT) VietCredit sẽ trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2023 với 3 đợt phát hành. Cụ thể, công ty sẽ phát hành hơn 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 10%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền và cứ 100 quyền sẽ được nhận 10 cổ phiếu phát hành thêm. Cổ phiếu phát hành không hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn vốn thực hiện lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ căn cứ trên báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán của công ty. Trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là hơn 65 tỷ đồng và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là hơn 4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VietCredit cũng dự kiến phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền và cứ 100 quyền sẽ được mua 30 cổ phiếu phát hành thêm. Giá phát hành không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, công ty sẽ phát hành 701.372 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Cổ phiếu phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành.

Nếu hoàn tất các đợt phát hành trên, vốn điều lệ của VietCredit sẽ tăng thêm 287,5 tỷ đồng lên gần 989 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 3 đợt phát hành dự kiến trong năm 2023 - 2024, nhưng không muộn hơn ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Bầu nhân sự cấp cao mới

Theo tài liệu, ĐHĐCĐ VietCredit sẽ bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023 - 2028. Về cơ cấu nhân sự HĐQT, tổng số thành viên HĐQT là 5 người, trong đó có một thành viên HĐQT là người điều hành và một thành viên HĐQT độc lập.

Danh sách ứng cử viên bầu vào HĐTQ bao gồm ông Nguyễn Đức Phương, ông Hồ Minh Tâm, ông Lưu Công Toại, ông Nguyễn Đức Huỳnh và ông Nguyễn Lân Trung Anh.

Về BKS, số lượng nhân sự dự kiến là 3 người, trong đó có hai thành viên chuyên trách. Danh sách ứng viên bầu BKS bao gồm ông Trần Việt Phương, ông Hồ Hồng Hải và ông Trần Hồng Giang.

Ngoài ra, HĐQT công ty cũng sẽ trình cổ đông thông qua chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ tầng 17, Tòa Mipec 229 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội sang địa chỉ tầng 9, tòa Dreamplex Buiding, 195 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Báo lãi trước thuế tăng 52% trong năm 2022

năm 2022. Công ty này ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 76 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ.

Cả năm 2022, VietCredit ghi nhận sự tăng trưởng mạnh so với năm 2021 về cả doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, những tháng cuối năm lại là thời điểm có nhiều biến động từ nền kinh tế vĩ mô nên đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cả năm của VietCredit.

Những biến động về lãi suất và thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng – tài chính cuối năm, đặc biệt là trong quý IV/2022 đã tác động làm thay đổi kế hoạch bán hàng của công ty.

Cùng với đó, vào thời điểm cuối năm, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiều thay đổi nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, VietCredit thực hiện các chính sách xử lý nợ và quản lý rủi ro để đảm bảo quản lý cấu trúc danh mục lành mạnh hơn theo định hướng kinh doanh và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, dẫn tới chi phí dự phòng tăng cao so với cùng kỳ.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của VietCredit ghi nhận hơn 6.535 tỷ đồng và cho vay khách hàng đạt hơn 4.418 tỷ đồng.

Được biết, VietCredit tiền thân là Công ty Tài chính CP Xi măng (CFC) thành lập ngày 29/5/2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập của công ty là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) chiếm 61,5% vốn điều lệ.

Công ty tài chính tiêu dùng này được mong chờ sẽ tạo ra sự đột phá khi cơ cấu cổ đông ngoài Vietcombank còn có Ngân hàng TMCP Bản Việt (nắm 4,96% vốn năm 2016) và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt (nắm 4,96% vốn năm 2016).

Công ty được đổi tên thành Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit) vào tháng 4/2018 và sau đó tăng vốn điều lệ lên gần 688 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, các cổ đông sáng lập và định chế tài chính trên đã thoái toàn bộ vốn khỏi VietCredit, chỉ còn lại Vicem với tỷ lệ sở hữu 14,59% vốn điều lệ. 85,41% vốn cổ phần còn lại thuộc về 108 cổ đông khác, đều là cổ đông cá nhân trong nước.

Về phần sở hữu của ban lãnh đạo, Chủ tịch VietCredit, ông Nguyễn Đức Phương sở nắm giữ hơn 2,9 triệu cổ phần, tương đương 4,32% vốn cổ phần. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Chí Hiếu và bà Nguyễn Thị Thanh Hoa đang sở hữu lần lượt 3,38% và 2,5% vốn công ty.

VietCredit cho biết, năm 2022, Công ty chính thức bắt đầu hành trình chuyển đổi số nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên số hóa.

VietCredit tổ chức ĐHĐCĐ bất thường: Miễn nhiệm một thành viên HĐQT

Ngày 12/10/2022, Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit, UPCoM: TIN) tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 nhằm thông qua việc miễn nhiệm ...

VietCredit (TIN) “cán đích” kế hoạch lợi nhuận năm 2022 sau 9 tháng

Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit, mã: TIN) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 đạt 1,395 tỷ ...

VietCredit (TIN) báo lãi trước thuế tăng 52% trong năm 2022

Theo báo cáo tài chính của Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit – UPCOM: TIN) năm 2022. Công ty này ghi nhận thu ...

Băng Di

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán