Trước đó, cổ đông lớn nhất của VietCredit đã có động thái muốn bán toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu. Cụ thể, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) hiện là cổ đông lớn nhất tại VietCredit khi nắm giữ hơn 10 triệu cổ phiếu TIN (tương ứng 14,31% vốn điều lệ) đã có thông báo đấu giá bán toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ tại VietCredit từ ngày 8/8/2023. Giá khởi điểm được đưa ra là 71.759 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị hơn 717 tỷ đồng.
Trong khi đó tại thời điểm rao bán, cổ phiếu TIN trên thị trường đang giao dịch quanh mốc 12.100 đồng/cp trong phiên chiều ngày 8/8, tương ứng mức giá Vicem đưa ra cao gấp 5,9 lần thị giá. Tuy nhiên, tới ngày 23/08/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có công văn thông báo không tổ chức phiên đấu giá cổ phần của VietCredit được dự kiến tổ chức vào ngày 29/8/2023.
Nguyên nhân là do không có nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần sau khi hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 22/08/2023) nên phiên đấu giá cổ phần sẽ không đủ điều kiện để diễn ra theo quy định.
Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch 25/08, giá cổ phiếu TIN của VietCredit đạt 12.600 đồng/cp, chỉ tăng nhẹ 5% so với đầu năm 2023, với thanh khoản bình quân hơn 4,5 nghìn đơn vị.
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023, sau khi kiểm toán vào cuộc, thu nhập lãi thuần của VietCredit đã giảm 16% so với báo cáo tự lập, từ 582 tỷ đồng xuống chỉ còn 488 tỷ đồng. Do đó, thu nhập không đủ bù đắp chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến VietCredit chuyển từ lãi trước thuế hơn 17 tỷ đồng thành lỗ gần 74 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm sau soát xét.
Trong bối cảnh VietCredit ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan, cổ đông lớn nhất của VietCredit đã có động thái muốn bán toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu |
Giải trình về điều này, VietCredit cho biết nguyên nhân gây ra khoản chênh lệch thu nhập lãi thuần chủ yếu do công ty điều chỉnh phân bổ một số loại phí phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thông qua thẻ tín dụng, thay vì ghi nhận một lần tại thời điểm phát sinh như nhiều loại doanh thu phí khác.
Theo BCTC sau soát xét bán niên 2023 của VietCredit |
So với cùng kỳ năm trước, VietCredit ghi nhận tổng thu nhập giảm 15% còn 595 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần giảm 25%, do doanh thu lãi giảm từ việc dư nợ giảm 14,4% và chi phí vốn tăng 13,8% so với cùng kỳ. Các giao dịch nguồn vốn như hoạt động kinh doanh ngoại hối, đầu tư mua bán chứng khoán do các diễn biến của thị trường xảy ra vào quý 4/2022 và quý 1/2023 nên Công ty giảm giao dịch ngoại hối, mua bán kinh doanh chứng khoán.
Tổng thu nhập giảm mạnh hơn chi phí hoạt động cộng thêm tăng 6% trích lập rủi ro tín dụng nên Công ty chịu lỗ, trong khi cùng kỳ lãi gần 43 tỷ đồng, kéo lợi nhuận lũy kế đến ngày 30/06/2023 đi lùi 76% so với đầu năm, xuống còn hơn 27 tỷ đồng.
Nợ xấu của VietCredit tăng mạnh 56% so với đầu năm lên hơn 819 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp hơn 2 lần, lên gần 486 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng giảm trong khi nợ xấu tăng cao khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 20,17%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 53,4% xuống còn 47%.
Được biết, tiền thân là Công ty Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC), VietCredit được thành lập vào cuối tháng 5/2008, vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập chiếm 61.5% vốn là: Vicem, Vietcombank và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel). Hiện, VietCredit chỉ còn một cổ đông sáng lập là Vicem nắm giữ hơn 10 triệu cổ phần của VietCredit.
VietCredit (TIN) “cán đích” kế hoạch lợi nhuận năm 2022 sau 9 tháng Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit, mã: TIN) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022 đạt 1,395 tỷ ... |
VietCredit (TIN) báo lãi trước thuế tăng 52% trong năm 2022 Theo báo cáo tài chính của Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit – UPCOM: TIN) năm 2022. Công ty này ghi nhận thu ... |
VietCredit (TIN) thua lỗ gần 30 tỷ trong quý 2, cổ phiếu rung lắc sau động thái muốn rời đi của cổ đông lớn nhất VietCredit vừa báo lỗ quý 2, nợ xấu vọt lên 20,17%, trong khi cổ đông lớn nhất lại muốn rao bán đấu giá hơn 10 ... |
Hoàng Quân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|