Vietcombank thông báo lùi lịch tổ chức Đại hội cổ đông bất thường sang cuối tháng 11

(Banker.vn) Mới đây, Ngân hàng Vietcombank vừa phát đi thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức Đại hội cổ đông bất thường sang cuối tháng 11/2023.

Cụ thể, ngày 27/9, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) đã phát đi thông báo thay đổi về ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường, với lịch mới là vào ngày 24/11/2023 tại tòa nhà Vietcombank Tower, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội, thay cho lịch tổ chức công bố trước đó là ngày 6/10/2023. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội cổ đông bất thường lần này là 05/09/2023.

Vietcombank thông báo lùi lịch tổ chức Đại hội cổ đông bất thường sang cuối tháng 11
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB)

Được biết, mục đích của cuộc họp lần này nhằm thông qua tờ trình về việc miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023-2028; và một số tờ trình khác nếu có.

Vietcombank thông báo lùi lịch tổ chức Đại hội cổ đông bất thường sang cuối tháng 11
Vietcombank thông báo lùi lịch tổ chức Đại hội cổ đông bất thường sang cuối tháng 11

Liên quan đến tình hình nhân sự tại nhà băng này, tháng 8/2023, Ngân hàng đã thông báo bổ nhiệm cùng lúc 2 Phó tổng giám đốc và người phụ trách kế toán. Cụ thể, Vietcombank sẽ miễn nhiệm chức danh Kế toán trưởng đối với ông Lê Hoàng Tùng, đồng thời bổ nhiệm ông Tùng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc ngân hàng trong vòng 5 năm. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 15/8/2023.

Thay thế cho ông Tùng, Vietcombank cũng đã bổ nhiệm bà Lê Thị Huyền Diệu - Trưởng phòng Chính sách tài chính Kế toán trụ sở chính Vietcombank đảm nhiệm chức vụ người phụ trách kế toán của Vietcombank, thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng ngân hàng này.

Ngoài ra, Vietcombank cũng bổ nhiệm thêm một Phó tổng giám đốc khác là ông Hồ Văn Tuấn. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, ông Tuấn giữ chức vụ Giám đốc Vietcombank chi nhánh Sở giao dịch.

Với việc bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc mới, Ban điều hành Vietcombank có tổng cộng 10 thành viên với ông Nguyễn Thanh Tùng làm Tổng giám đốc và 9 Phó tổng giám đốc.

Về tình hình kinh doanh của Vietcombank, trong quý 2/2023, phần lớn mảng kinh doanh chính của Vietcombank đều ghi nhận tăng trưởng. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh chứng khoán ghi nhận đạt 1.622 tỷ đồng và 59 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng lần lượt 133% và gần 217% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận đạt gần 1.481 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ. Trong khi, mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận khoản lỗ gần 100 triệu đồng, lãi thuần hoạt động kinh doanh khác cũng giảm mạnh tới 70,7% xuống còn 258 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng trích hơn 2.536 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt 11.814 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 7,2%, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này tăng 25% lên 9.278 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, nguồn thu chính của Vietcombank tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước, thu được gần 28.223 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Một số nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng như lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 6%, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gấp 2,5 lần.

Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ sụt giảm 10% xuống còn 3.079 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác giảm 2% xuống còn 1.341 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 61 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 85 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 6% lên mức 10.930 tỷ đồng do tăng chi phí cho nhân viên. Thêm vào đó, Ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro 9%, chỉ còn 4.558 tỷ đồng, do đó Vietcombank lãi trước thuế hơn 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của Vietcombank thu hẹp 6% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 12% xuống còn 16.134 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 39% xuống còn 56.430 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 50% xuống còn 20.475 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1,18 triệu tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi và vay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 97%, xuống chỉ còn 2.270 tỷ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 30% xuống còn 160,661 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 7% lên hơn 1.3 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá chỉ còn 16.323 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm đầu năm.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 25% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 9.783 tỷ đồng. Nợ xấu tăng vọt tại nhóm 3 và nhóm 4, trong khi đó sụt giảm ở nhóm 5, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 0,83%, so với con số 0,68% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc nhóm tương đối thấp, và chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 1,5% mà Vietcombank đã lên mục tiêu trong năm 2023.

Nợ khó đòi đã xử lý của Vietcombank tính đến cuối quý 2 ghi nhận hơn 62.346 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, tính đến thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/9, cổ phiếu VCB đang dừng ở mức 88.000 đồng/cp, tăng khoảng 25% so với thời điểm hồi đầu năm 2023.

Vietcombank đem tài sản của đại gia ô tô một thời Vinaxuki rao bán lần thứ 6

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) Sở giao dịch vừa phát đi thông báo bán tài sản đảm bảo cho khoản ...

“Ông lớn” Vietcombank giảm tiếp lãi suất huy động từ hôm nay (14/9)

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) vừa cập nhật biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, lãi suất huy động ...

Tăng trưởng tín dụng chậm, ngân hàng nào có khả năng “bứt phá” trong những tháng cuối năm

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục là một trong những vấn đề nan giải của ngành ngân hàng trong 8 tháng đầu năm 2023 khi ...

Minh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục