Vietcombank sắp trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành ngân hàng

(Banker.vn) Nếu việc tăng vốn được chấp thuận, Vietcombank sẽ phát hành hơn 2,7 tỷ cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng, trở thành quán quân vốn điều lệ ngân hàng.
Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi ngay sau Tết

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa công bố tờ trình bổ sung về phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2018.

Vietcombank muốn tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng
Vietcombank muốn tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng

Theo đó, Vietcombank dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2,77 tỷ cổ phiếu với mệnh giá 10,000 đồng/cp, giá trị dự kiến phát hành theo mệnh giá tối đa 27,685 tỷ đồng. Tương đương ngân hàng này tăng vốn điều lệ thêm tối đa 58,4%.

Tính đến 31/12/2022, Vietcombank có hơn 4,73 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và chưa tính số cổ phiếu phát hành sau khi hoàn thành phương án tăng vốn điều lệ 2022 (với tỷ lệ tăng vốn điều lệ 18,1%), tương đương vốn điều lệ 47.325 tỷ đồng.

Nếu hoàn thành phương án tăng vốn vừa đề ra, vốn điều lệ của Vietcombank có thể tăng tối đa lên mức hơn 75.000 tỷ đồng, đưa mức vốn điều lệ lên cao nhất hệ thống.

Nếu việc tăng vốn được chấp thuận, Vietcombank sẽ trở thành quán quân vốn điều lệ ngân hàng.
Nếu việc tăng vốn được chấp thuận, Vietcombank sẽ trở thành quán quân vốn điều lệ ngân hàng. (Đv: tỷ đồng)

Thời gian phát hành cũng được ngân hàng điều chỉnh dự kiến trong năm 2023, 2024, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngân hàng cho biết việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết trên cơ sở đánh giá quy mô vốn của Vietcombank so với các ngân hàng trong nước và khu vực. Vốn điều lệ của Vietcombank là thấp nhất trong số các NHTM Nhà nước, thấp hơn một số NHTM cổ phần và có khoảng cách lớn so với các ngân hàng hàng đầu trong khu vực.

Bên cạnh đó, Vietcombank đánh giá việc tìm kiếm nhà đầu tư có đủ tiềm lực tài chính phủ hợp với mục tiêu của ngân hàng và sẵn sàng đầu tư vào thời điểm này là khá thách thức. Do đó việc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư của Vietcombank vẫn chưa hoàn thành và đang tiếp tục xúc tiến.

Ngân hàng cũng cho biết giải pháp phát hành trái phiếu tăng vốn cũng gặp khó khăn do đối mặt với xu hướng thắt chặt tiền tệ, lãi suất tăng và gây áp lực gia tăng chi phí vốn của Vietcombank.

Với vai trò là NHTM lớn góp phần hỗ trợ thực hiện các chính sách của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đặc biệt là cỏ đủ nguồn lực tích cực tham gia phương án tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém, Vietcombank cho biết cần bổ sung vốn để trở thành NHTM Nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của Vietcombank như vào một số lĩnh vực: đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ; xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới; đầu tư cho quá trình chuyển đổi số; mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn; đảm bảo nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém;...

Em gái Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu đăng ký mua 1,3 triệu cổ phiếu ACB

Theo thông báo của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) bà Nguyễn Thị Hải Tâm - em gái Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Khắc ...

Ông nội muốn “sang tay” 28 triệu cổ phiếu VIB cho cháu trai?

Ông Đỗ Xuân Thụ, bố của ông Đỗ Xuân Hoàng - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), đăng ký bán ...

Kiều hối chảy về dồi dào, Việt Nam tiến vào TOP 10 thế giới

Việt Nam trong TOP 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới, TOP 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu ...

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán