Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên thị trường được các ngân hàng đang niêm yết chỉ bằng gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, mức lãi suất phổ biến nhiều kỳ hạn còn thấp hơn cả thời điểm mà nhiều người vẫn nghĩ đã là đáy khi dịch COVID-19 bùng phát trong năm 2020 - 2021.
Hình minh họa. |
Có thể thấy, làn sóng giảm lãi suất huy động của các ngân hàng vẫn chưa kết thúc, bất chấp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hút tiền về để giảm dư thừa thanh khoản thông qua hình thức phát hành tín phiếu. Kể từ giữa tháng 9 tới nay, NHNN đã phát hành tổng cộng 186 nghìn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày theo cơ chế đấu thầu lãi suất với lãi suất trúng thầu dao động trong khoảng 0,5-1,3%.
Theo giới phân tích, động thái phát hành tín phiếu gần đây của NHNN sẽ ít có khả năng gây ra sự đảo ngược xu hướng giảm lãi suất huy động và cho vay hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng yếu.
Theo ghi nhận, Vietcombank vừa tiếp tục hạ lãi suất tiết kiệm với tất cả kỳ hạn. Theo đó, trở thành ngân hàng có mức lãi suất huy động thấp nhất, trong đó khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng chỉ được trả lãi suất 2,8%/năm và mức lãi suất niêm yết cao nhất giảm về 5,1% áp dụng cho khoản tiền gửi 12 tháng dù gửi tại quầy hay trực tuyến. Có thể nói, Vietcombank chính là ngân hàng “châm ngòi” cho làn sóng giảm lãi suất hiện nay của các ngân hàng.
Cùng với đó, tại 3 ngân hàng quốc doanh còn lại là BIDV, Agribank và VietinBank, sau lần giảm lãi suất gần nhất, lãi suất cho kỳ hạn trên 6 tháng ghi nhận còn 4,3%/năm, cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng là 5,3%/năm.
Ngoài ra, tại các ngân hàng tư nhân khác gần đây cũng tiếp tục giảm thêm lãi suất tiết kiệm với mức giảm 0,2-0,3 điểm %. Trên thị trường, ngoài PVCombank, NCB... duy trì lãi suất trên 6% kỳ hạn 6 tháng, hầu hết các ngân hàng đã đưa lãi suất về dưới mức này.
Theo thống kê của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), đến giữa tháng 10/2023, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 5,3%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn (ACB, MBB, VPB, TCB) là 5,38%, còn nhóm ngân hàng thương mại khác là 5,7%.
Về lý thuyết, lãi suất tiền gửi giảm sẽ khiến một phần dòng tiền hướng đến các kênh đầu tư khác, chảy ra nền kinh tế, tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do vậy lượng tiền gửi vào ngân hàng vừa qua vẫn tăng.
Tác động của việc giảm lãi suất khiến dòng tiền đổ vào các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là một tín hiệu tốt. Riêng với chứng khoán, ông đánh giá đây là lĩnh vực đầu tư tài chính, nên khi tiền “đổ” vào kênh này thì cũng nằm trong hệ thống ngân hàng.
Vào thời điểm đầu tháng 10 vừa qua, Phó tổng giám đốc một ngân hàng quốc doanh cũng dự báo lãi suất tiết kiệm vẫn có thể giảm nhẹ, song tốc độ điều chỉnh chậm lại đáng kể so với giai đoạn trước. Thay vì điều chỉnh nhanh và mạnh, lãi suất về vùng ổn định và duy trì đến hết quý I/2024.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất đã giảm như mục tiêu đề ra của Chính phủ, khi lãi suất huy động và cho vay lần lượt giảm khoảng 2,5% và 1,5% - 2% so với đầu năm.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết thêm, tính đến 30/9, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 5,9% so với cuối năm 2022. Còn về cho vay, đến hết tháng 9, tín dụng ước tăng khoảng 6,9% so với cuối năm 2022 với tổng dư nợ của nền kinh tế đạt khoảng 12,63 triệu tỷ đồng.
Lãi suất vay mua nhà giảm sốc, nhu cầu của người dân vẫn èo uột Theo ghi nhận, lãi suất cho vay mua nhà đã giảm 1 - 3%/năm so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, thị trường bất ... |
Sau BIDV, lộ trình tăng vốn điều lệ của Vietcombank, Vietinbank và Agribank ra sao? Sau khi Ngân hàng BIDV công bố được tăng vốn thêm 6.400 tỷ đồng, tình hình tăng vốn điều lệ của 3 ngân hàng còn ... |
Mai Lan (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|