Cụ thể, HOSE đã chấp thuận cho Vietcombank niêm yết thêm hơn 856 triệu cổ phiếu, đưa tổng số lượng cổ phiếu đang giao dịch của ngân hàng này lên hơn 5,5 tỷ đơn vị từ ngày 30/8.
Được biết, số lượng cổ phiếu niêm yết thêm đợt này của Vietcombank đến từ đợt trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông tỷ lệ 18,1%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB). |
Theo Vietcombank, việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng.
Ngoài phát hành cổ phiếu trả cổ tức, chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 đợt tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết ngân hàng cũng đang triển khai 2 kế hoạch tăng vốn khác.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tăng vốn từ lợi nhuận của năm 2021 và lợi nhuận lũy kế còn lại đến trước năm 2018 với mức tăng khoảng 27.000 tỷ đồng. Theo Chủ tịch Vietcombank, chủ trương tăng vốn này đã được NHNN và Bộ Tài chính thống nhất và đang chuẩn bị các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền thông qua, bởi theo quy định, quy mô tăng vốn như trên phải được Quốc hội thông qua.
Về kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng đang triển khai các bước theo thủ tục và đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn. Theo kế hoạch này, Vietcombank sẽ thực hiện kế hoạch tăng vốn này trong giai đoạn 2023 - 2024.
Về tình hình kinh doanh của Vietcombank Trong quý 2, phần lớn mảng kinh doanh chính của Vietcombank đều ghi nhận tăng trưởng. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh chứng khoán ghi nhận đạt 1.622 tỷ đồng và 59 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng lần lượt 133% và gần 217% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận đạt gần 1.481 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ. Trong khi, mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận khoản lỗ gần 100 triệu đồng, lãi thuần hoạt động kinh doanh khác cũng giảm mạnh tới 70,7% xuống còn 258 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng trích hơn 2.536 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt 11.814 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 7,2%, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này tăng 25% lên 9.278 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, nguồn thu chính của Vietcombank tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước, thu được gần 28.223 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Một số nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng như lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 6%, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gấp 2,5 lần.
Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ sụt giảm 10% xuống còn 3.079 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác giảm 2% xuống còn 1.341 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 61 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 85 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tăng 6% lên mức 10.930 tỷ đồng do tăng chi phí cho nhân viên. Thêm vào đó, Ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro 9%, chỉ còn 4.558 tỷ đồng, do đó Vietcombank lãi trước thuế hơn 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của Vietcombank thu hẹp 6% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 12% xuống còn 16.134 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 39% xuống còn 56.430 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 50% xuống còn 20.475 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1,18 triệu tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi và vay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 97%, xuống chỉ còn 2.270 tỷ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 30% xuống còn 160,661 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 7% lên hơn 1.3 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá chỉ còn 16.323 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm đầu năm.
Về chất lượng tài sản, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 25% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 9.783 tỷ đồng. Nợ xấu tăng vọt tại nhóm 3 và nhóm 4, trong khi đó sụt giảm ở nhóm 5, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 0,83%, so với con số 0,68% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc nhóm tương đối thấp, và chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 1,5% mà Vietcombank đã lên mục tiêu trong năm 2023.
Nợ khó đòi đã xử lý của Vietcombank tính đến cuối quý 2 ghi nhận hơn 62.346 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.
Vietcombank (VCB) sắp tổ chức ĐHCĐ bất thường thông qua việc miễn nhiệm Thành viên BKS Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự họp ĐHCĐ bất ... |
Lãi suất ngân hàng hôm nay 23/8: Big4 ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động Khảo sát sáng ngày 23/8, ghi nhận 4 "ông lớn" giảm lãi suất huy động từ hôm nay. Mức điều chỉnh khá mạnh, từ 0,3-0,5 ... |
Một ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 6 liên tiếp kể từ đầu tháng 8 Khảo sát sáng ngày 25/8, mức lãi suất huy động cao nhất đang được niêm yết là 8,3%/năm. Theo đó, mức lãi suất này đang ... |
Hải Chi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|