Đây là lần thứ 6 Vietcombank rao bán tài sản này sau 5 lần không thành. Mức giá khởi điểm cho các tài sản đảm bảo này là 4,092 tỷ đồng, giảm 455 triệu đồng so với lần đấu giá gần nhất.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) |
Các tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vinaxuki chi nhánh Đắk Nông hiện đang được đặt tại thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jứt, tỉnh Đắk Nông, bao gồm: 2 lò bằng hoàn nguyên luyện Antimon công suất 100 tấn/ngày; 1 lò luyện Antimon công suất 100 tấn/ngày; 1 dây chuyền tuyển quặng Antimon công suất 130 tấn/ngày; máy nghiền bi ướt, máy cấp liệu rung điện tử, máy phân cấp xoắn ốc, máy sàng bàn, máy tuyển từ, máy đập hàm mịn, bộ hàm dự phòng; thiết bị tuyển quặng Antimon, công suất 110 tấn/ngày; 1 dây chuyền tuyển quặng Antimon - tuyển nổi, trọng lực công suất 100 tấn/ngày;
Cùng với đó, Vietcombank cũng lần thứ ba rao bán toàn bộ hệ thống máy luyện Antimon của Vinaxuki tại địa chỉ trên với giá khởi điểm 281,833 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so với lần đấu giá gần nhất.
Vào tháng 9 năm ngoái, Vietcombank CN Thăng Long cũng từng rao bán toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị tại Nhà máy sản xuất ô tô số 1 thuộc chi nhán Vinaxuki tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Giá khởi điểm cho khối tài sản đảm bảo này là 33,128 tỷ đồng.
Trước đó, Vietcombank CN Thăng Long từng nhiều lần rao bán hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Công ty TNHH MTV Ô tô Vinaxuki tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ mức giá ban đầu 44,3 tỷ đồng, ngân hàng đã giảm xuống hơn 20 tỷ đồng cho khối tài sản này nhưng vẫn không có người mua.
Về tình hình kinh doanh của Vietcombank, trong quý 2 vừa qua, phần lớn mảng kinh doanh chính của Vietcombank đều ghi nhận tăng trưởng. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh chứng khoán ghi nhận đạt 1.622 tỷ đồng và 59 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng lần lượt 133% và gần 217% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận đạt gần 1.481 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ. Trong khi, mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận khoản lỗ gần 100 triệu đồng, lãi thuần hoạt động kinh doanh khác cũng giảm mạnh tới 70,7% xuống còn 258 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng trích hơn 2.536 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt 11.814 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 7,2%, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này tăng 25% lên 9.278 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, nguồn thu chính của Vietcombank tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước, thu được gần 28.223 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.
Một số nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng như lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 6%, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gấp 2,5 lần.
Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ sụt giảm 10% xuống còn 3.079 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác giảm 2% xuống còn 1.341 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 61 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 85 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tăng 6% lên mức 10.930 tỷ đồng do tăng chi phí cho nhân viên. Thêm vào đó, Ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro 9%, chỉ còn 4.558 tỷ đồng, do đó Vietcombank lãi trước thuế hơn 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của Vietcombank thu hẹp 6% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 12% xuống còn 16.134 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 39% xuống còn 56.430 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 50% xuống còn 20.475 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1,18 triệu tỷ đồng.
Về nguồn vốn, tiền gửi và vay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 97%, xuống chỉ còn 2.270 tỷ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 30% xuống còn 160,661 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 7% lên hơn 1.3 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá chỉ còn 16.323 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm đầu năm.
Về chất lượng tài sản, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 25% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 9.783 tỷ đồng. Nợ xấu tăng vọt tại nhóm 3 và nhóm 4, trong khi đó sụt giảm ở nhóm 5, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 0,83%, so với con số 0,68% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc nhóm tương đối thấp, và chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 1,5% mà Vietcombank đã lên mục tiêu trong năm 2023.
Nợ khó đòi đã xử lý của Vietcombank tính đến cuối quý 2 ghi nhận hơn 62.346 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.
Vietcombank: Hơn 856 triệu cổ phiếu VCB gia nhập thị trường từ ngày mai (30/8) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ngày 29/8 đã có văn bản chấp thuận việc thay đổi đăng ký niêm yết của Ngân hàng ... |
Vietcombank “đại hạ giá” khoản nợ của Diamond Key Holding Hơn 10.400m2 đất thuộc tài sản đảm bảo của Công ty CP Diamond Key Holding được Vietcombank rao bán với giá chỉ hơn 19 tỷ ... |
Lộ diện ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 9/2023 Theo khảo sát mới nhất đầu tháng 9/2023 tại 20 ngân hàng trong hệ thống, 3 tháng qua đa số các ngân hàng điều chỉnh ... |
Thiên Ân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|