Vietcombank “đại hạ giá” khoản nợ của Diamond Key Holding

(Banker.vn) Hơn 10.400m2 đất thuộc tài sản đảm bảo của Công ty CP Diamond Key Holding được Vietcombank rao bán với giá chỉ hơn 19 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14 giờ 30 ngày 15/9/2023, tại Công ty Đấu giá Hợp danh Vạn Thành An TP Hồ Chí Minh.

Trong thông báo mới nhất, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) chi nhánh Bà Rịa thông báo về việc bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty CP Diamond Key Holding. Tài sản đấu giá bao gồm 2 lô đất, đều là đất trống, có thời hạn sử dụng lâu dài.

Vietcombank “đại hạ giá” khoản nợ của Diamond Key Holding
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - HOSE: VCB). Ảnh : Thùy Dung

Được biết, toàn bộ 2 lô đất trên được đứng tên bởi bà Nguyễn Ngọc Thảo Uyên (Giám đốc Công ty CP Diamon Key Holdings). Các lô đất này đều ở tại xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Hai lô đất này gồm 03 quyền sử dụng đất có tổng diện tích 10.400m2

Tổng giá khởi điểm của tất cả các lô đất trên hơn 19 tỷ đồng. Mức giá trên chưa bao gồm các loại thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tương ứng giá khởi điểm mỗi m2 là 1,8 triệu đồng.

Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14 giờ 30 ngày 15/9/2023, tại Công ty Đấu giá Hợp danh Vạn Thành An TP Hồ Chí Minh.

Chi tiết các lô đất được đưa ra đấu giá như sau:

Tài sản 1: Quyền sử dụng đất, thửa đất số 52, tờ bản đồ số 14, tọa lạc tại xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Lô đất có diện tích 4.527m2 - đất ở. Đây là đất trồng cây hàng năm, thời hạn sử dụng đến 10/2063. Giá khởi điểm hơn 9,933 tỷ đồng.

Tài sản 2: Quyền sử dụng đất, thửa đất số 390, tờ bản đồ số 12, tọa lạc tại Ấp Thanh Tân, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Lô đất có diện tích 3.117m2 - đất ở.

Tài sản 3: Quyền sử dụng đất số 411, tờ bản đồ số 12, tọa lạc tại Ấp Thanh Tân, xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Lô đất có diện tích 3.117m2 - đất trồng cây.
Tổng giá khởi điểm cho tài sản 2 và 3 là hơn 9,353 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của Vietcombank, trong quý 2 vừa qua, phần lớn mảng kinh doanh chính của Vietcombank đều ghi nhận tăng trưởng. Lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh chứng khoán ghi nhận đạt 1.622 tỷ đồng và 59 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng lần lượt 133% và gần 217% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận đạt gần 1.481 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ. Trong khi, mảng mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận khoản lỗ gần 100 triệu đồng, lãi thuần hoạt động kinh doanh khác cũng giảm mạnh tới 70,7% xuống còn 258 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng trích hơn 2.536 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng. Kết quả, trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt 11.814 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm 7,2%, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng này tăng 25% lên 9.278 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, nguồn thu chính của Vietcombank tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước, thu được gần 28.223 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Một số nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng như lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 6%, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng gấp 2,5 lần.

Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ sụt giảm 10% xuống còn 3.079 tỷ đồng, lãi từ hoạt động khác giảm 2% xuống còn 1.341 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 61 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 85 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động tăng 6% lên mức 10.930 tỷ đồng do tăng chi phí cho nhân viên. Thêm vào đó, Ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro 9%, chỉ còn 4.558 tỷ đồng, do đó Vietcombank lãi trước thuế hơn 20.499 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý 2, tổng tài sản của Vietcombank thu hẹp 6% so với đầu năm, chỉ còn hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 12% xuống còn 16.134 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm đến 39% xuống còn 56.430 tỷ đồng, cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 50% xuống còn 20.475 tỷ đồng, cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên gần 1,18 triệu tỷ đồng.

Về nguồn vốn, tiền gửi và vay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 97%, xuống chỉ còn 2.270 tỷ đồng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 30% xuống còn 160,661 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 7% lên hơn 1.3 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá chỉ còn 16.323 tỷ đồng, giảm 36% so với thời điểm đầu năm.

Về chất lượng tài sản, nợ xấu của Vietcombank đã tăng 25% so với thời điểm cuối năm ngoái lên 9.783 tỷ đồng. Nợ xấu tăng vọt tại nhóm 3 và nhóm 4, trong khi đó sụt giảm ở nhóm 5, đưa tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 0,83%, so với con số 0,68% vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thuộc nhóm tương đối thấp, và chỉ bằng khoảng một nửa so với con số 1,5% mà Vietcombank đã lên mục tiêu trong năm 2023.

Nợ khó đòi đã xử lý của Vietcombank tính đến cuối quý 2 ghi nhận hơn 62.346 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.

Thêm hai nhà băng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Khảo sát sáng ngày 29/8, có nhà băng giảm lãi suất huy động ở mức thấp trong hệ thống. Hiện tại, mức lãi suất huy động ...

Vietcombank: Hơn 856 triệu cổ phiếu VCB gia nhập thị trường từ ngày mai (30/8)

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) ngày 29/8 đã có văn bản chấp thuận việc thay đổi đăng ký niêm yết của Ngân hàng ...

Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023 của ngân hàng mới nhất

Năm 2023, dịp nghỉ lễ Quốc khánh (2/9), người lao động được nghỉ tối đa 4 ngày từ ngày 1/9 (Thứ 6) đến hết ngày ...

Minh Khôi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán