Vietbank “bơm tiền” cho hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như thế nào?

(Banker.vn) Lịch sử kinh doanh thể hiện rõ quá trình VietBank trở thành “máy bơm tiền” cho các doanh nghiệp thuộc “họ hàng” của Hoa Lâm.
Tập đoàn Hoa Lâm hợp tác Mastercard triển khai dự án đổi mới công nghệ thanh toán Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Hanwha Life Việt Nam Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 1.000 tỷ đồng trong năm 2022

Từ lâu, việc giới chủ ngân hàng đầu tư, góp vốn, cấp tín dụng cho các công ty sân sau của mình đã diễn ra. Mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và công ty sân sau nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật, việc cho vay phục vụ sản xuất tích cực sẽ mang lại các giá trị thặng dư hiệu quả cho doanh nghiệp, xã hội. Trái lại, nếu việc cho vay vì những mục đích cá nhân và “làm liều”, không có kế hoạch dự phòng về các khoản cho vay dễ dẫn đến các nguy cơ xấu cho cả đôi bên.

Vietbank “bơm tiền” cho hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như thế nào?
VietBank có mối liên hệ mật thiết với Tập đoàn Hoa Lâm

Nhìn vào thực trạng các hệ sinh thái doanh nghiệp lớn hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy mối liên hệ mật thiết giữa Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) do ông Dương Nhất Nguyên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tập đoàn Hoa Lâm do bà Trần Thị Lâm (mẹ của ông Dương Nhất Nguyên) làm chủ tịch Hội đồng quản trị.

Vietbank “bơm tiền” cho hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như thế nào?
Vietbank “bơm tiền” cho hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như thế nào?
Quá trình phát triển của Vietbank (nguồn: Vietbank)

Theo tìm hiểu, VietBank tiền thân là Ngân hàng Nông thôn Phú Tâm được thành lập theo quyết định số 2391/QĐ-NHNN vào ngày 14.12.2006.

Vietbank có trụ sở chính và địa bàn hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng. Khi đó, cổ đông sáng lập là những cá nhân, pháp nhân có liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Công ty Diệu Hiền.

Tiền thân nhóm cổ đông sáng lập ra VietBank là các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Đức Kiên (thường được gọi là bầu Kiên). Đến năm 2019 nhóm bầu Kiên đã thoái lượng lớn cổ phần của Vietbank. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) thông báo đã hơn 6,6 triệu cổ phiếu Vietbank, tương đương 2,035% vốn điều lệ trong thời gian 6/12/2018 đến 6/1/2019.

Sau khi nhóm “bầu Kiên” ra đi tại VietBank, sự hiện diện của nhóm của nữ đại gia Trần Thị Lâm của Tập đoàn Hoa Lâm xuất hiện tại VietBank. Trước đó, từ tháng 9.2006, ông Dương Ngọc Hòa, Tổng giám đốc Hoa Lâm, chồng bà Trần Thị Lâm làm Chủ tịch VietBank. Hiện tại, vị trí chủ tịch VietBank là ông Dương Nhất Nguyên, con bà Lâm đang giữ vị trí chủ tịch ngân hàng này.

Lịch sử kinh doanh thể hiện rõ quá trình VietBank trở thành “máy bơm tiền” cho các doanh nghiệp thuộc “họ hàng” của Hoa Lâm.

Vietbank “bơm tiền” cho hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm như thế nào?
Vietbank cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc "họ" Hoa Lâm.

Mới đây nhất, vào ngày 29/6/2023, Vietbank đã thông qua việc cấp tín dụng cho Công ty TNHH TML Riverside, được đảm bảo bằng loạt quyền sử dụng đất và bất động sản của Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm Shangri - La.

Cụ thể, khoản tín dụng gần 492 tỷ đồng được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất tại thửa đất số 1-15; tờ bản đồ số 108, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM

Khoản tín dụng gần 1.665 tỷ đồng được đảm bảo bằng bất động sản tại các thử đất số 1-10, 1-11, 1-12, 1-17, 1-18, 1-19, 2-2, 2-3 thuộc tờ bản đồ số 18, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM.Các tài sản đảm bảo nêu trên đều có chủ sở hữu là Y tế Hoa Lâm Shangri - La.

Đáng chú ý, chỉ trước đó 1 ngày, quyền sử dụng đất của 8 thửa đất số đất số 1-10, 1-11, 1-12, 1-17, 1-18, 1-19, 2-2, 2-3 thuộc tờ bản đồ số 18, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minhđã được VietBank chấp thuận thay thế tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng gần 100 tỷ đồng của CTCP Kingdom Đông Dương và một khách hàng nữ là bà Nguyễn Thị Ba.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH TML Riverside được thành lập vào năm 2013, với tên gọi cũ là Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm. Ngành nghề hoạt động chính công ty này là bệnh viện, trạm y tế.

Cả TML Riverside, Y tế Hoa Lâm Shangri - La và Kingdom Đông Dương đều là các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Hoa Lâm.

Trước đó, vào năm 2021, dữ liệu tài chính thể hiện, nhóm cổ đông gia đình Chủ tịch Vietbank và tổ chức liên quan đang nắm giữ 15,9% tỷ lệ sở hữu tại nhà băng này. Cũng trong năm 2021, Vietbank cấp tín dụng hơn 1.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp trong hệ thống Hoa Lâm của bà Trần Thị Lâm.

Bên cạnh đó, hàng loạt dự án của Hoa Lâm đều được cấp tín dụng hoặc phát hành bảo lãnh, thế chấp bởi VietBank.

Cụ thể, Dự án Khu căn hộ - Trung tâm thương mại, dịch vụ Đông Dương (tên thương mại là Kingdom 101) tại số 334 Tô Hiến Thành, phường 14, quận 10 do Công ty cổ phần Phát triển Đô Thị Đông Dương (thuộc Tập đoàn Hoa Lâm) làm chủ đầu tư. Dự án Kingdom 101 có quy mô 986 căn hộ này được xây dựng trên khu đất 11.400 m2 được khởi công vào ngày 29/9/2017.

Theo văn bản 55CV/ĐD-2018, của Công ty cổ phần Phát triển Đông Dương. Ngày 1/8/2018, Công ty cổ phần Phát triển Đô Thị Đông Dương đã thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai của dự án nói trên tại Ngân hàng Vietbank – Chi nhánh TP.HCM.

Một dự án khác là: hợp đồng Hợp tác kinh doanh tại khu đất số 4B Tôn Đức Thắng được thế chấp toàn bộ các quyền của bên đảm bảo phát sinh tại ngân hàng VietBank.

Hay như, toàn bộ vốn góp ở Công ty cổ phần phát triển đô thị Đông Dương cũng được cầm cố tại VietBank.

Mối liên hệ giữa Hoa Lâm và Vietbank còn thể hiện ở hàng loạt bất động sản của Hoa Lâm được Vietbank thuê lại làm trụ sở. Điển hình là ngày 30/12/2016, Vietbank thuê cao ốc số 90 Cao Thắng, quận 3 của vợ chồng ông Dương Ngọc Hòa để làm phòng giao dịch, với giá gần 190 triệu đồng/tháng, tới ngày 31/12/2022 mới hết hợp đồng.

daibieunhandan.vn

Theo: Báo Công Thương