Việt Nam - “viên ngọc” mới trong hút vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

(Banker.vn) Việt Nam thu hút 1,4 tỷ USD vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào năm 2021, cao hơn 1,6 lần so với con số 874 triệu USD vào năm 2019.

Lọt vào “tấm ngắm” của Golden Gate Ventures

Nhằm thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, Quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures, được sáng lập bởi những thành viên từ Thung lũng Silicon đã có mặt tại thị trường Đông Nam Á được hơn một thập kỷ vừa công bố khai trương 2 văn phòng mới tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam – “viên ngọc” mới trong hút vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures đã ký thoả thuận hợp tác với NIC, nhằm củng cố quan hệ lâu dài, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội thảo “Tam giác vàng khởi nghiệp” khu vực Đông Nam Á: Việt Nam - Singapore - Indonesia do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào ngày 30/5/2022, ông Vinnie Lauria - người sáng lập Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures đã tham gia ký thoả thuận hợp tác với NIC, nhằm củng cố quan hệ lâu dài, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Với thoả thuận này, Golden Gate Ventures sẽ tăng cường đầu tư vào thị trường, thúc đẩy trao đổi, phát triển các ý tưởng mới và đổi mới sáng tạo, đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam xây dựng được vị thế trong khu vực.

Hiện nay, Golden Gate Ventures đã thành lập các văn phòng đại diện tại các nước Singapore, Việt Nam và Indonesia, đồng thời khẳng định, đây chính là “Tam giác vàng khởi nghiệp” của khu vực Đông Nam Á.

Với Việt Nam, nhiều ý kiến tham gia tại hội thảo cho rằng, Việt Nam đã trở thành "viên ngọc mới" của khu vực khi vươn lên nằm trong bảng xếp hạng cùng với các nước dẫn đầu khu vực như Singapore và Indonesia với mức vốn đầu tư cao kỷ lục 1,4 tỷ USD rót vào các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vào năm 2021 - năm mà Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

Đánh giá kết quả hút vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo năm vừa qua, ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc NIC - cho rằng: Năm 2021 là một năm phát triển rất mạnh mẽ đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam và thu hút được khoản vốn đầu tư đổ vào các doanh nghiệp khởi nghiệp cao nhất từ ​​trước đến nay, với 1,4 tỷ USD.

4 tháng đu năm 2022, s doanh nghip mi thành lp ti Vit Nam đã tăng 12,3% so vi cùng k và tăng 31,9% so vi hai năm trưc. Con s này cùng vi đà tăng trưng tích cc ca đu tư nưc ngoài cho thy s công nhn rõ ràng hơn v tim năng ca Vit Nam trong h sinh thái khi nghip và các công ty khi nghip Vit Nam đang vươn lên mt tm cao mi, chúng tôi k vng các khon đu tư này s tăng gp đôi trong ba năm ti”, ông Vũ Quốc Huy cho biết thêm.

Việt Nam – “viên ngọc” mới trong hút vốn đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Các diễn giả tham gia hội thảo: "Tam giác vàng khởi nghiệp” khu vực Đông Nam Á: Việt Nam - Singapore - Indonesia

Thị trường Việt Nam hấp dẫn bởi những yếu tố nào?

Dù đã lọt vào “tầm ngắm” của các nhà sáng lập và nhà đầu tư trong thập kỷ qua, nhưng dự báo cho rằng, vài năm tới đây mới chính là thời điểm mà thị trường khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam sẽ thực sự thu hút được sự chú ý nhờ sự hội tụ của tầng lớp tiêu dùng và lực lượng lao động trẻ và có học thức gia tăng cùng với nhu cầu ngày càng cao về công nghệ kỹ thuật số sau đại dịch.

Đặc biệt, tiêu thụ nội địa được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 20% mỗi năm. Trên thực tế, Việt Nam được đánh giá sẽ trở thành một động lực quan trọng đối với thị trường tiêu dùng của châu Á trong thập kỷ tới, với 36 triệu người được tăng thêm vào tầng lớp tiêu dùng. Dân số tầng lớp trung lưu được cho là đang tăng nhanh nhất ở Đông Nam Á và ước tính sẽ chiếm khoảng 40% tổng dân số hiện nay, tăng từ mức chỉ 10% vào năm 2000. Đến năm 2030, con số này ước tính có thể đạt tới 75%.

Một trong những điểm hấp dẫn khác của thị trường Việt Nam đó là lực lượng lao động trẻ và có trình độ học vấn cao, với 70% dân số dưới 35 tuổi trên tổng 98 triệu người và tỷ lệ biết chữ khoảng 95,4% - một trong những tỷ lệ cao nhất ở khu vực châu Á.

Yếu tố nữa góp phần vào tiềm năng của Việt Nam là nhu cầu kỹ thuật số gia tăng mạnh mẽ sau đại dịch. Việt Nam đã có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, với 55% đến từ các khu vực phi đô thị tính từ thời điểm bắt đầu đại dịch đến nửa đầu năm 2021. Tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế Internet năm 2021 Việt Nam được dự báo là 21 tỷ USD - tăng 31% nhờ sự tăng trưởng 53% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến năm 2025, nền kinh tế Internet tổng thể có thể sẽ đạt giá trị 57 tỷ đôla Mỹ, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 29%.

Với những yếu tiềm năng trên, bà Kim Ngọc Thanh Nga - Trưởng ban Phát triển hệ sinh thái của NIC kỳ vọng: Trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ chưa từng thấy trước đây. Nhất là khi, Việt Nam đang ở vị thế hoàn hảo khi có mức độ thâm nhập Internet cực kỳ cao, thị trường nội địa vô cùng lớn mạnh, nhiều nhà sáng lập với những ý tưởng sáng tạo có thể mở rộng ra ngoài Việt Nam và rất nhiều đối tác đang có mặt tại Việt Nam để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Đặc biệt hơn, trong thập kỷ qua, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực trụ cột - từ hỗ trợ giáo dục cho đến xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ sinh thái. Đây cũng sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam hấp dẫn nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Ông Huỳnh Hữu Trung - Người sáng lập Mio, nền tảng thương mại xã hội dành cho hàng tạp hóa và nông sản tươi - cho rằng: Với tư cách là một nhà đầu tư và hiện tại với vai trò là doanh nhân, tôi biết rằng các thị trường trọng điểm của Đông Nam Á là Việt Nam, Singapore và Indonesia, “Tam giác vàng khởi nghiệp”. Các nhà sáng lập ở Việt Nam cần hiểu rõ những mô hình kinh doanh nào hoạt động hiệu quả tại các thị trường này để tạo ra sản phẩm tốt nhất và mở rộng quy mô tầm cỡ khu vực.

Nguyễn Hòa

Theo: Báo Công Thương