Các doanh nghiệp Trung Quốc với mục tiêu mở rộng sang khu vực ASEAN đang đổ dồn sự chú ý tới Việt Nam |
Sau buổi kết nối kinh doanh kéo dài hơn một giờ đồng hồ với hơn 300 người tham dự hôm Chủ nhật vừa qua, bà Nguyễn Thị Nga, đại diện kinh doanh của Khu công nghiệp Deep C (Việt Nam) vẫn còn hơn chục khách hàng Trung Quốc tiềm năng chờ đợi để được nhận tư vấn.
“Thực sự là các doanh nghiệp Trung Quốc đã dành nhiều sự quan tâm hơn tới Việt Nam kể từ năm ngoái”, bà Nga chia sẻ. “Nó đặc biệt bùng nổ trong năm nay, sau đại dịch”.
Được biết, bà Nguyễn Thị Nga là đại diện cho một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 20. Năm nay, diễn đàn thường niên giữa các doanh nghiệp này được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Sự kiện kéo dài 4 ngày (16/9 – 19/9), thu hút sự tham gia của hơn 2.000 doanh nghiệp đến từ 10 nước ASEAN và nước chủ nhà Trung Quốc.
Theo đại diện kinh doanh tới từ Việt Nam, một nửa trong số khoảng 30 khách hàng Trung Quốc – bao gồm các nhà sản xuất hóa chất, điện tử và tấm pin mặt trời – ở tất cả 5 khu vực của Deep C, mới tham gia sự kiện này kể từ năm 2022.
“Chúng tôi đang mong đợi sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia”, bà Nga nói. Đại diện của Việt Nam cũng cho biết thêm, có 7-8 nhà đầu tư Trung Quốc sẽ chuyển tới vào cuối năm nay.
Tờ South China Morning Post đánh giá, kể từ khi chiến tranh thương mại với Mỹ - Trung nổ ra vào năm 2018, Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp muốn di dời chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, thời gian tới, tại khu vực dự kiến sẽ diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam cùng lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp – lớn thứ 3 trong số tất cả các quốc gia châu Á từ lâu đã những lợi thế giúp quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong khu vực. Trong đó, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư của Việt Nam trong năm 2022 và Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất, theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chuyên gia thương mại đã dự báo về việc thắt chặt quy tắc xuất xứ giữa các nhà nhập khẩu phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với các doanh nghiệp lấy linh kiện từ Trung Quốc nhưng lắp ráp chúng ở những nơi như Việt Nam để tránh bị đánh thuế.
Mặc dù việc thắt chặt quy tắc xuất xứ có thể áp dụng với cả những quốc gia khác, không chỉ riêng Việt Nam, nhưng theo giám đốc kinh doanh một khu công nghiệp của Malaysia, các nước khác trong khu vực đang có thêm cơ hội để trở thành lựa chọn hấp dẫn với những nhà đầu tư từ Trung Quốc.
“Chúng tôi được nghe từ các doanh nghiệp Trung Quốc rằng họ đang tìm những địa điểm khác ngoài Việt Nam vì quy tắc xuất xứ hàng hóa đang bị giám sát ngày càng chặt chẽ, trong khi đó các nước Đông Nam Á khác chưa bị áp các quy định tương tự”, vị này cho hay.
Mặc dù khu công nghiệp Malaysia đến nay mới chỉ thu hút sự quan tâm của một vài khách hàng Trung Quốc nhưng nhà quản lý này đều đặn đến Trung Quốc ít nhất mỗi tháng một lần kể từ đầu năm nhằm quảng bá và kêu gọi đầu tư.
“Thực tế là chúng tôi có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển và quan trọng nhất là lượng người nói tiếng Trung đông đảo giúp chúng tôi trở thành một điểm đến hấp dẫn”, vị này nói thêm.
Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn chuyển dịch sản xuất sang Đông Nam Á, chi phí vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Ông Pan Junxian, chủ doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng ở tỉnh Giang Tô, đã tham dự Hội chợ để để tìm kiếm địa điểm tiềm năng với mục tiêu chuyển ít nhất 1/3 chuỗi sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.
Nhưng ông Pan cho biết “bản thân bị sốc” khi biết rằng doanh nghiệp của mình chỉ có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí nhân công khi chuyển đến Việt Nam. Trong khi đó, vị này phát hiện ra rằng Thái Lan cũng là một lựa chọn hấp dẫn với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên tương đối rẻ.
“Nhà máy của tôi sẽ sử dụng nhiều điện nên tôi cần tính toán kỹ xem nơi nào có thể giúp tiết giảm chi phí”, ông nói.
Ông Pan, chủ một nhà máy với hơn 100 lao động từng sa thải hơn một nửa nhân công trong giai đoạn Covid-19, cho biết ông đang tìm cách dần dần mở rộng quy mô kinh doanh trở lại nhưng ưu tiên hiện tại vẫn là cắt giảm chi phí và tìm thị trường xuất khẩu mới.
“Tôi không tự tin vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong vài năm tới khi xét đến tình trạng kinh tế trì trệ cả trong nước và quốc tế”. Nhưng nếu các công ty mua sản phẩm của chúng tôi rời khỏi Trung Quốc, chúng tôi cũng phải di chuyển theo”, Pan nói thêm.
Đại học Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu ITA Công ty CP Đại học Tân Tạo tổ chức có liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến (a.k.a Maya Dangelas) đăng ký mua thỏa ... |
Bất động sản KCN chuẩn bị đón sóng đầu tư FDI lớn, cơ hội ló rạng cho SIP, NTC và KBC Công ty Chứng khoán VDSC cho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cho một làn sóng đầu tư FDI mới, sau ... |
"Anh lớn" bất động sản khu công nghiệp VSIP "hút" 1.000 tỷ đồng trái phiếu dù lợi nhuận sụt mạnh Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) vừa có báo cáo về việc hoàn tất phát hành lô trái ... |
Thái Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|