Tại Hội nghị Nhà đầu tư thường niên của VinaCapital, ông Michael Kokalari - Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường (VinaCapital) đã đưa ra dự báo rằng, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 6,5% cho cả năm 2024 và 2025. Ông cho biết, tiêu dùng hiện chiếm hơn 60% quy mô nền kinh tế, trong khi sản xuất chỉ chiếm khoảng 25%. Điều này cho thấy tiêu dùng mạnh mẽ có thể bù đắp cho sự tăng trưởng chậm của xuất khẩu và sản xuất trong năm tới.
Chính phủ dự kiến tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng vào năm 2025, đặc biệt tập trung vào các dự án lớn như sân bay mới của TP.HCM và các tuyến đường vành đai tại Hà Nội. Theo VinaCapital, việc này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản, góp phần củng cố niềm tin tiêu dùng.
Sự chuyển đổi từ các yếu tố bên ngoài sang yếu tố nội tại sẽ là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán. Nhiều công ty sản xuất hàng xuất khẩu lớn thuộc các doanh nghiệp FDI không niêm yết trên sàn, do đó sự dịch chuyển này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp niêm yết trong nước. VinaCapital dự báo tăng trưởng EPS của VN-Index sẽ tăng từ 18% năm 2024 lên 23% vào năm 2025.
Dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngành hàng |
Chất lượng lợi nhuận của thị trường Việt Nam cũng được đánh giá cao với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) toàn thị trường dự kiến khoảng 16% vào năm tới. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với các thị trường chứng khoán mới nổi trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của thị trường Việt Nam chỉ khoảng 24%, trong khi các quốc gia khác có tỷ lệ dao động từ 50-100%.
Mức định giá P/E dự phóng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện khoảng 10x, thấp hơn khoảng 25% so với các thị trường trong khu vực. VinaCapital kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình (CAGR) của Việt Nam đạt 17% trong giai đoạn 2023-2025, cao hơn hẳn so với các quốc gia khác trong khu vực.
Mặc dù có nhiều yếu tố tích cực,thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng bán tháo của nhà đầu tư nước ngoài trong quý 3, với giá trị bán ròng lên tới 2,6 tỷ USD. Nguyên nhân xuất phát từ lo ngại về sự kiện chuyển giao chính trị và biến động tỷ giá. Tuy nhiên, VinaCapital nhận định rằng, tình hình đã ổn định và động thái cắt giảm lãi suất của Fed có thể làm giảm áp lực lên giá trị của đồng USD, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường mới nổi.
Việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi đang có những tiến triển đáng kể. Theo VinaCapital, các biện pháp của Chính phủ giúp hệ thống tài chính Việt Nam tiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế sẽ là chất xúc tác thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại trong thời gian tới.
Agriseco: Kinh tế Việt Nam quý 3/2024 khởi sắc nhờ xuất khẩu và FDI tăng mạnh Chứng khoán Agriseco đánh giá kinh tế Việt Nam trong quý 3/2024 và 9 tháng đầu năm có nhiều dấu hiệu khởi sắc, bất chấp ... |
"Sóng" M&A ngành chứng khoán Việt Nam: Từ Public Bank đến các ‘tân binh’ Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến làn sóng M&A mạnh mẽ trong năm 2024, với các thương vụ từ Public Bank và HDBank, ... |
Xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND chỉ là ngắn hạn Theo Chứng khoán KIS, tỷ giá USD/VND chịu tác động bởi bất ổn kinh tế toàn cầu và chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và ... |
Anh Vũ