Việt Nam đã nhập khẩu 989.235 tấn bông các loại trong 9 tháng

(Banker.vn) Nhập khẩu bông của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt 989.235 tấn bông với trị giá hơn 2,1 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với cùng kỳ.
Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 880.664 tấn bông các loại

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu bông các loại về Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt 108.516 tấn với trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 10,1% về trị giá so với tháng trước đó.

Hết quý 3, nước ta nhập khẩu 989.235 tấn bông với trị giá hơn 2,1 tỷ USD, giảm 6,8% về lượng và giảm 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu bình quân đạt 2.160 USD/tấn, giảm 23% so với cùng kỳ.

Việt Nam đã nhập khẩu 989.235 tấn bông các loại trong 9 tháng
9 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 989.235 tấn bông các loại

Trong 9 tháng đầu năm, Mỹ và Úc là 2 thị trường lớn nhất cung cấp bông cho Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 9/2023, nước ta nhập khẩu 12.723 tấn bông từ Mỹ với trị giá hơn 29 triệu USD, giảm 54,2% về lượng và giảm 46% về trị giá so với tháng 8/2023.

Tính đến hết quý 3, nước ta chi hơn 832 triệu USD nhập khẩu 378.973 tấn bông từ Mỹ, tăng 6,28% về lượng nhưng giảm 29,95% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu bình quân đạt 2.196 USD/tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 2 trong số các thị trường cung cấp bông của Việt Nam là Úc, trong tháng 9, nước ta nhập khẩu 66.261 tấn với trị giá hơn 139 triệu USD, tăng 6,54% về lượng và tăng 5,,24% về trị giá so với tháng trước đó.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm, Úc xuất khẩu 300.816 tấn bông sang Việt Nam, thu về hơn 668 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu bình quân đạt 2.221 USD/tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm, là quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới đồng thời là nhà xuất khẩu hàng dệt may thứ 3 thế giới – chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Ngọc Ngân

Theo: Báo Công Thương