Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí nói về ''điều tra bổ sung''

(Banker.vn) Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là việc cần phải làm nhưng không được lạm dụng.
Hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm

Chiều 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 2 liên quan đến lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn

Chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, tại điểm cầu tỉnh Hải Dương, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - đoàn Hải Dương đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, các giải pháp đã được triển khai và những chuyển biến trong việc tỷ lệ yêu cầu trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung sau khi thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Trả lời chất vấn, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng là một biện pháp được phép sử dụng để chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm.

Theo ông Lê Minh Trí, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu phát sinh tình tiết mới, tình tiết làm thay đổi bản chất vụ việc, vụ án thì vẫn phải trả lại hồ sơ điều tra bổ sung để không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm.

Về mặt khách quan, tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, đặt ra thủ tục tố tụng không theo kịp tính chất phức tạp của nó như tội phạm phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao.

Đối với các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, tuy đang “ngồi” ở nước này nhưng có thể phạm tội, gây án, gây hậu quả cho một đối tượng ở một nước khác.

Vì vậy, thực tế có những vấn đề chưa tiên liệu được trong khi chúng ta gặp nhiều khó khăn, phức tạp mới về tội phạm, đồng thời, phải đảm bảo quyền con người, không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm. “Do đó, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là việc cần phải làm nhưng không được lạm dụng” - ông Lê Minh Trí nói.

Bên cạnh đó, thời gian quam Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Tố tụng hình sự có phát sinh một số vướng mắc chưa được các cơ quan thẩm quyền hướng dẫn, giải thích nên dẫn đến sự khác nhau về nhận thức và áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng, đặc biệt của điều tra cũng như của kiểm sát viên và đội ngũ thẩm phán.

Thực tế ở Ủy ban kiểm sát các cấp có những tình huống một vụ án phức tạp khi đưa ra đánh giá, nhận xét một sự việc, một tình huống thì ý kiến cũng còn khác nhau. Hội đồng thẩm phán các cấp, kể cả Hội đồng thẩm phán tối cao khi luận án cũng có những ý kiến khác nhau, cũng là chuyện bình thường, nhưng chúng ta phải lắng nghe, giải quyết theo quy định của pháp luật và người chủ trì quyết phải chịu trách nhiệm.

Cũng theo ông Lê Minh Trí, thời gian qua người đứng đầu các cấp Kiểm sát, Kiểm sát viên các cấp luôn nỗ lực, mục tiêu phấn đấu là hạn chế tối đa việc phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng để đảm bảo chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm thì vẫn phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.

"Vừa qua, đối với các vụ án lớn, phức tạp như SCB, Việt Á hay đăng kiểm nếu không trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ không làm được bởi phải có thời gian để chứng minh tội phạm” - ông Trí nói.

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục