Viêm loét dạ dày nên kiêng gì và ăn gì?

(Banker.vn) Bệnh lý viêm loét dạ dày do rất nhiều nguyên nhân gây nên, đơn giản là do chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống chưa hợp lý...
Tỷ lệ liệt dạ dày ở người bị đái tháo đường có thể lên đến 65% Những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh ung thư dạ dày, khi nào nên khám tầm soát?

Bệnh lý viêm loét dạ dày do rất nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), sử dụng nhiều thuốc giảm đau (NSAIDs), hoặc đơn giản là do chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống chưa hợp lý. Nếu thường xuyên ăn những đồ ăn cứng mà không nhai kỹ, ăn nhiều đồ cay nóng, lạm dụng các đồ uống có cồn hoặc cafein, kể cả là ăn không đúng bữa, không đủ bữa cũng rất dễ dẫn tới đau dạ dày.

dạ dày
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các bệnh loét dạ dày

Lý do gây bệnh đau dạ dày

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra khoảng 80% các bệnh loét dạ dày, trên 95% các bệnh loét tá tràng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày.

Theo thống kê năm 2014, các trường hợp khám, nội soi đường tiêu hoá có khoảng 31 – 65% tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến dạ dày tại nước ta.

Bệnh đau dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi, từ già tới trẻ, từ nam đến nữ.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, làm việc quá sức khiến tinh thần căng thẳng stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh dạ dày,…

Lạm dụng thuốc tây quá đà; Dùng nhiều chất kích thích như cà phê, thuốc lá hay bia rượu,…

Đau dạ dày nên ăn kiêng gì?

Việc hạn chế các sản phẩm dưới đây làm giảm các cơn đau âm ỉ hàng ngày, hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh đau dạ dày.

Không sử dụng các loại nước có gas hay cà phê; Tránh ăn các gia vị cay nóng; Không nên uống bia rượu, thuốc lá.

Nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, không để bụng quá đói cũng như không nên ăn quá no; Kiêng ăn những thức ăn có tính axit; Hạn chế ăn những thức ăn sẵn, khó tiêu và chứa nhiều muối.

Hạn chế các sản phẩm sữa có chứa đường lactose vì nhiều người bất dung nạp lactose, vô tình gây áp lực cho hệ tiêu hoá; Thực phẩm cay, hoặc chua, món ăn nhiều dầu mỡ.

Đau dạ dày nên ăn gì?

Gừng: Gừng tính ấm, vị cay nhẹ, tác dụng long đờm, có thành phần kháng viêm, chống ôxy hoá nên gừng là phương thuốc cũng như gia vị làm giảm đau dạ dày rất hiệu quả.

Sữa chua: Sữa chua không hề gây hại cho những người đau dạ dày, mà ngược lại còn có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hoá. Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt, giảm các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày như đầy bụng hay ợ chua, nóng,…

Lưu ý: người mắc bệnh nên ăn sau bữa chính 30 phút vì đây là thời điểm các men vi sinh hoạt động hiệu quả, nên ăn sữa chua không đường hoặc ít đường, hương vị tự nhiên sẽ tốt hơn các loại khác.

Bánh quy: Bánh quy có khả năng hấp thụ axit dạ dày, được coi là biện pháp giảm đau dạ dày tức thời. Đây là phương pháp nhanh chóng và thần kỳ nhất đối với các bệnh nhân này.

Cơm trắng: Đây là loại thực phẩm không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình. Cơm trắng có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. Nó hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ tiêu chảy cũng như các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày.

Minh Dũng

Theo: Báo Công Thương