Theo đó, VIBAMC được tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng, tương ứng mức tăng thêm là 250 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn vốn chủ sở hữu của VIB.
Công ty TNHH một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác tài sản VIB (VIBAMC) được thành lập năm 2009 và là công ty con 100% vốn thuộc VIB. Trụ sở chính tại Tầng 12, Tòa nhà Coninco Tower, số 4 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Ảnh minh họa |
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của những khoản nợ khó đòi thuộc hệ thống VIB để quản lý, khai thác, phát mại, bán đầu giá tài sản theo hình thức thu tiền một lần, bên cạnh đó còn kho bãi và lưu giữ hàng hoá.
Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.814 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.791 tỷ đồng.
Trong ba quý đầu năm, các mảng kinh doanh chính của ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng. Thu nhập lãi thuần tăng 31,3% so với cùng kỳ đạt hơn 11.051 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 2.348 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, đạt hơn 270 tỷ đồng.
Tại buổi cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2022, ngân hàng cho biết với mục tiêu lợi nhuận 10.500 tỷ đồng trong năm nay đã được đưa ra tại Đại hội đồng cổ đông nghĩa là còn khoảng 2.700 tỷ đồng lợi nhuận cho quý IV, đại diện VIB kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng sẽ vượt kế hoạch đã đề ra.
Trong báo cáo mới công bố, Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng năm 2022 mảng cho vay bán lẻ của VIB sẽ đạt mức tăng trưởng 15% và tăng lên mức 20% trong năm 2023 với kỳ vọng lạm phát được kiểm soát.
MBS kỳ vọng NIM năm 2022 của VIB sẽ đạt khoảng 4,8% và có xu hướng giảm dần trong năm 2023 khi các mức lãi suất huy động cao bắt đầu phản ánh vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng. NIM trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ giảm về mức 4,7%.
MBS cho rằng, trong bối cảnh room tín dụng không còn quá “nới lỏng” thì các hoạt động ngoài lãi sẽ là mũi nhọn giúp VIB tiếp tục duy trì tỷ lệ ROE ấn tượng của mình. Bên cạnh các hoạt động kể trên, xử lý nợ cũng là một trong những hoạt động cần đẩy mạnh vừa đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng từ các khoản lãi dự thu vừa có thể giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản.
Ngoài việc nâng cao ROE, việc tập trung vào các hoạt động như xử lý nợ hay chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ CIR, chỉ số hiện đang khá cạnh tranh trong toàn ngành.
MBS dự phóng TOI của của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 18.107 tỷ đồng (tăng 21,6%), lợi nhuận trước thuế đạt 10.451 tỷ đồng (tăng 30,5%), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 1.319 tỷ đồng (giảm 17,4%). Thu nhập từ lãi chiếm 77,5% TOI. Chi phí hoạt động đạt 6.337 tỷ đồng (tăng 20%), tỷ lệ CIR đạt mức 35%.
Tăng trưởng tín dụng năm 2022 của VIB dự kiến đạt mức 13,5%, tương đương với room hiện tại. NIM của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 4,8%. ROE và ROA lần lượt đạt mức 29,5% và 2,5%.
Hoàng Hà (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|