VIB chi tiếp hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt vào đầu tháng 5

(Banker.vn) Sau đợt tạm ứng cổ tức 10% đầu tháng 3, ngân hàng VIB sẽ tiếp tục chia cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2022 với tỷ lệ 5% cho cổ đông vào ngày 5/5 tới đây.

Tăng trưởng GDP thấp kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” hạ tiếp loạt lãi suất điều hành

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thông báo ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền còn lại là ngày 7/4, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 6/4. Ngày VIB thực hiện chi trả cổ tức tiền mặt là 5/5/2023.

Tỷ lệ thực hiện chi trả cổ tức là 5%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng. Với gần 2.107,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ngân hàng VIB sẽ phải chi ra khoảng 1.053 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

VIB chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt còn lại năm 2022
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt còn lại năm 2022

Trước đó, ngày 3/3, ngân hàng VIB đã thực hiện tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2022 với số tiền tạm ứng là hơn 2.107,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% vốn điều lệ. Nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 30/9/2022, trong đó lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế ba quý đầu năm 2022 là hơn 1.542 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 (ĐHĐCĐ), cổ đông VIB đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ năm 2023 thông qua phát hành hơn 412,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 7,6 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên (ESOP), với tỷ lệ phát hành lần lượt là 20% và 0,36%. Nếu các đợt phát hành diễn ra thành công, vốn điều lệ của VIB tăng từ 21.077 tỷ đồng lên 25.368 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng vốn điều lệ. (Nguồn: VIB).
Kế hoạch tăng vốn điều lệ. (Nguồn: VIB)

Chia sẻ về chính sách cổ tức bằng tiền mặt, Chủ tịch HĐQT ngân hàng VIB Đặng Khắc Vỹ cho biết, ngân hàng trước giai đoạn dịch Covid-19 thường xuyên chia cổ tức thành hai phần gồm cổ phiếu thưởng và tiền mặt.

Trong ba năm qua (2020-2022), Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt để dành nguồn lực xử lý các khoản nợ xấu, trái phiếu VAMC và phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Chỉ duy nhất nhóm ngân hàng quốc doanh bao gồm Vietcombank, BIDV và Vietinbank là có ngoại lệ đối với việc trả cổ tức tiền mặt do yêu cầu từ Kho bạc Nhà nước.

Tuy nhiên, đầu năm 2023, Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm nay do Ngân hàng Nhà nước công bố, cơ quan này không còn yêu cầu các ngân hàng thương mại không chia cổ tức bằng tiền mặt.

Vì thế VIB đã thông qua phương án sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận để chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt.

Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, VIB thường xuyên tham khảo các chính sách chia cổ tức của các ngân hàng ở nước ngoài và họ duy trì cổ tức tiền mặt khoảng 30-50%/năm. Vì thế VIB sẽ cân nhắc để đảm bảo hệ số CAR, nếu không có sự thay đổi chính sách từ cơ quan quản lý thì VIB kỳ vọng cổ tức 2023 ở mức 30% trở lên tính trên lợi nhuận năm nay.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, ĐHĐCĐ ngân hàng VIB cũng đã thông qua các chỉ tiêu gồm lợi nhuận trước thuế dự kiến 12.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15,3% so với năm trước; tổng tài sản tăng 25% lên 428.500 tỷ đồng; dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng 25% lên 292.500 tỷ đồng; huy động vốn tăng 26,2% lên 292.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của hội đồng quản trị tại ĐHĐCĐ, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB ghi nhận tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu. Lợi nhuận của nhà băng đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57% một năm trong suốt giai đoạn qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp.

Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của VIB giai đoạn 2017-2022. Ảnh: VIB
Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của VIB giai đoạn 2017-2022. (Nguồn: VIB)

VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với gần 90% danh mục tín dụng và dẫn đầu thị phần trong nhiều mảng như cho vay mua nhà, mua ôtô, thẻ tín dụng...

Mảng thẻ tín dụng ghi nhận sự ra mắt của các dòng thẻ dẫn đầu xu thế. Chi tiêu của khách hàng qua thẻ tín dụng VIB tăng trưởng khoảng 9 lần, từ gần 9.000 tỷ đồng năm 2018 lên đến mức 75.000 tỷ đồng năm 2022, đồng thời đứng đầu thị phần MasterCard tại Việt Nam.

Các gói tài khoản Sapphire cùng ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 là những sản phẩm, dịch vụ nổi bật góp phần giúp VIB tăng 1 triệu khách hàng mới, chạm mốc 4 triệu sớm hơn dự kiến. Tỷ lệ giao dịch trên nền tảng số năm qua đạt hơn 130 triệu lượt, tăng 73% so với năm 2021, tăng 26 lần sau 5 năm và chiếm đến 93% tổng lượng giao dịch bán lẻ.

Theo báo cáo của hội đồng quản trị, VIB là một trong những ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp trên tổng dư nợ ở nhóm thấp nhất ngành, chiếm 0,8% tổng dư nợ.

Thủ tướng giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho toàn ngành ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước và toàn ngành ngân hàng tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ ...

Techcombank muốn tăng vốn bằng ESOP, rót thêm tiền vào TCBS

Techcombank vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023. Đáng chú ý, Ngân hàng lên kế hoạch tăng ...

Dư nợ BĐS và TPDN thuộc nhóm thấp nhất toàn ngành, năm 2022, HDBank tiếp tục đà tăng trưởng

TP.HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2023 – Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài ...

Hoàng Hà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục