Vì sao trứng gà dễ gây ngộ độc?

(Banker.vn) Trứng gà rất bổ dưỡng nhưng lại được cảnh báo là thực phẩm nằm trong top có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm kể cả khi đã được chế biến.
Bánh su kem nhiễm khuẩn có thể là nguyên nhân chính gây ngộ độc ở TP. Hồ Chí Minh Phát hiện vi khuẩn Salmonella trong vụ ngộ độc thực phẩm đêm Trung thu

Vì sao trứng gà dễ gây ngộ độc? Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Hội đồng Công nghiệp trứng Anh quốc, nước Anh đã trải qua một đại dịch Salmonella với quy mô đáng kể vào cuối năm 1988. Ví dụ này cho thấy mối liên quan giữa trứng gà vốn là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ lại có thể gây nguy cơ dịch bệnh nếu bị nhiễm Salmonella do vệ sinh chuồng trại, khâu đóng gói, bảo quản và cả chế biến trứng không đảm bảo an toàn.

Vì sao trứng gà dễ gây ngộ độc?
Trứng gà rất bổ dưỡng nhưng lại được cảnh báo có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm . Ảnh minh họa

Vi khuẩn Salmonella sống trong ruột người, động vật và gia cầm như chim, gà, ngan. Gà và các loại gia cầm sống khác có thể mang vi khuẩn Salmonella. Salmonella trong phân gia cầm có thể dính vào vỏ trứng khi gia cầm đẻ trứng. Salmonella cũng có thể xâm nhập vào bên trong trứng. Điều này xảy ra khi trứng đang hình thành bên trong con gà trước khi trứng tạo thành vỏ.

Trứng tươi, ngay cả những quả có vỏ sạch, không bị nứt cũng có thể chứa vi khuẩn Salmonella nếu trứng bị ô nhiễm tại trang trại cũng như trong quá trình vận chuyển và bảo quản, chế biến.

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khuẩn Salmonella được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bơ hạt, bánh nướng đông lạnh... Tuy nhiên, thực phẩm không phải là con đường duy nhất mà Salmonella lây sang người. Vi khuẩn cũng lây lan qua nước bị ô nhiễm, môi trường, người khác và động vật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Salmonella thường được tìm thấy nhiều trong lòng đỏ trứng gà và có thể gây nên tình trạng chuột rút bụng, tiêu chảy và số cao... Ở người già, phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, nếu ăn trứng sống và bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ có thể phải trải nghiệm một chứng bệnh nghiêm trọng hơn của bệnh mạch máu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng trứng gà, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên ăn trứng chần, ngoài nguy cơ nhiễm nhiễm khuẩn Salmonella thì trứng sống có chứa một protein gọi là avidin có thể làm ngăn ngừa sự hấp thụ biotin trong cơ thể, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt biotin. Biotin là một vitamin B rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể mỗi người, đặc biệt tốt cho sự phân hủy carbohydrates và axit amin trong cơ thể.

Bên cạnh đó, người nội trợ phải có thói quen làm sạch trứng trước khi chế biến, bảo quản; dùng xà phòng và nước để rửa tay cùng các vật dụng tiếp xúc với trứng sống như mặt bàn, đồ dùng, bát đĩa và thớt...

Không nếm hoặc ăn bột sống hoặc bột làm từ trứng sống, chẳng hạn như bột bánh quy hoặc bột bánh ngọt. Ăn ngay hoặc cho trứng và thực phẩm có chứa trứng vào tủ lạnh ngay sau khi nấu nếu chưa ăn luôn. Không để trứng đã chế biến quá 2 giờ ở môi trường bên ngoài vì có thể nhiễm khuẩn.

Nếu bị nhiễm Salmonella, người bệnh sẽ có biểu hiện tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Người bệnh cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục