Vì sao sinh viên kinh tế thích các buổi học thực tế tại doanh nghiệp?

(Banker.vn) Sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là thực trạng mà các trường đại học đang phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Chuyên gia nói gì về chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp? Doanh nghiệp “bật mí” kinh nghiệm chinh phục thị trường Trung Quốc

Nắm bắt tâm lý của các đơn vị tuyển dụng, Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã xây dựng chương trình học Thực hành ứng dụng “Active learning”. Qua đó, đã góp phần giải quyết được vấn đề nan giải của sinh viên hiện nay là thiếu kỹ năng và kiến thức thực tế.

Sinh viên được hướng dẫn tận tình trong buổi học tập tại doanh nghiệp
Sinh viên được hướng dẫn tận tình trong buổi học tập tại doanh nghiệp

Giải quyết vấn đề mơ hồ về ngành học

Sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp là thực trạng mà các trường đại học đang phải đối mặt trong nhiều năm qua. Lý do một phần được các doanh nghiệp đưa ra, do chương trình học đang được thiết kế nặng lý thuyết, thiếu kiến thức thực tế, khiến sinh viên khó áp dụng, loay hoay khi làm việc.

“Học một đằng, làm một nẻo”, thiếu đam mê và niềm yêu thích với công việc - thực trạng không mới nhưng luôn là vấn đề nhức nhối, gây lãng phí ngân sách về kinh phí và thời gian. Nguyên nhân là do sinh viên không được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ sớm, không thực sự hiểu về ngành mình đang theo đuổi và các công việc trong tương lai để có kế hoạch phấn đấu cho bản thân. Khắc phục tình trạng này, Trường Đại học Công nghệ Đông Á đã xây dựng mô hình đào tạo khác biệt, sinh viên ngay từ năm thứ nhất đã được thiết kế các buổi học kiến tập tại doanh nghiệp. “Mặc dù là sinh viên năm nhất, chưa có nhiều kiến thức về chuyên ngành, tuy nhiên, qua các buổi học thực tế tại doanh nghiệp, em được thầy cô định hướng cho mình về nghề nghiệp. Theo đó, sẽ biết sau khi mình tốt nghiệp, có thể đảm nhận vị trí công việc gì để xác định lộ trình học tập cho phù hợp” - Ngọc Lan - sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á - hào hứng chia sẻ sau buổi học thực tế tại doanh nghiệp.

Khối ngành kinh tế rất lớn, công việc cũng rất đa dạng, nếu không có cái nhìn tổng quan về ngành, rất dễ “đi lạc” trong vô vàn công việc trong ngành. Như vậy, sau những buổi học thực tế, sinh viên đã cơ bản hình dung được vị trí công việc mình có thể đảm nhận trong doanh nghiệp.

Học đi đôi với hành

Không còn phải chờ đến năm cuối mới được đi thực tập, sinh viên kinh tế Trường Đại học Công nghệ Đông Á thích thú khi được học tới đâu “hành” luôn đến đó. Các kiến thức được giảng dạy trên trường được làm rõ hơn trong các buổi học thực tế tại doanh nghiệp. Sinh viên được trực tiếp áp dụng kiến thức đã học vào các công việc thực tế dưới sự hỗ trợ từ “mentor” dày dặn kinh nghiệm.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, chương trình đào tạo tại trường đại học được thiết kế nặng lý thuyết, trong đó không ít kiến thức không được sử dụng, vận hành tại doanh nghiệp. Do vậy, khi biết được các kiến thức được áp dụng vào thực tế như thế nào, sinh viên sẽ ra sức ôn luyện tốt hơn.

Lấp đầy lỗ hổng về kỹ năng

Rất nhiều những bài báo, nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh viên ra trường không xin được việc làm vì thiếu kỹ năng. Nhưng bản thân sinh viên đôi khi lại không biết mình đang thiếu kỹ năng gì và làm sao để cải thiện các kỹ năng đó? Khác với sinh viên khối ngành kỹ thuật nắm chắc các bước thực hành được giảng dạy là đã có cơ hội rộng mở mang bằng đi xin việc ở các doanh nghiệp, sinh viên kinh tế lại phải vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi kỹ năng để “chinh chiến” trên “thương trường”.

“Trong các kỳ thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên được các anh, chị tại doanh nghiệp giao nhiệm vụ cụ thể. Qua đó, em biết được việc đó được thực hiện như thế nào? Làm độc lập hay làm theo nhóm, cần giao tiếp với ai. Mỗi công việc như vậy, em lại tích lũy được thêm nhiều kỹ năng cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp...” - Ngọc Ánh - sinh viên năm ba chuyên ngành marketing Trường Đại học Công nghệ Đông Á - chia sẻ.

Ra trường đã có kinh nghiệm

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng nhân sự đã có kinh nghiệm thay vì nhận sinh viên chưa có để đào tạo. Đây cũng là thách thức lớn đối với sinh viên không có ý thức chủ động tích lũy kinh nghiệm từ sớm, sinh viên cần bỏ ngay tư tưởng lối mòn bao nhiêu lâu nay rằng “sinh viên vừa ra trường thì làm gì đã có kinh nghiệm”. Trong lộ trình đào tạo của các trường, đều có quy định về kỳ thực tập cuối kỳ để sinh viên tích lũy kinh nghiệm, tuy nhiên, số lượng thời gian còn ngắn, bên cạnh đó, cũng có không ít sinh viên xem nhẹ kỳ thực tập này để khi ra trường phải tiếc nuối.

Thực chất, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á hào hứng với những buổi học thực tế tại doanh nghiệp ngay từ những năm đầu vì biết đang được trải nghiệm những công việc có thể đảm nhận trong tương lai, ra sức tích lũy kinh nghiệm, kiến thức khi được chỉ dạy. “Nắm chắc cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong tay, chúng em không còn gì phải sợ, tự tin mang CV đi xin việc” - Ngọc Ánh chia sẻ.

Có thêm thu nhập

Không dừng lại ở những buổi học thực tế tại doanh nghiệp, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á còn được thực tập sớm hưởng lương ở các doanh nghiệp. Vừa tăng kiến thức, giỏi kỹ năng, lại có thêm thu nhập hàng tháng là điều mơ ước của nhiều sinh viên hiện nay.

Với phương châm “Học xong là có việc làm”, nên các năm qua, Trường Đại học Công nghệ Đông Á ký kết hợp tác MOU với rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kiến tạo thế kiềng ba chân Trường học - Doanh nghiệp - Sinh viên vững mạnh, mở rộng cơ hội việc làm cho sinh viên ngay cả khi chưa tốt nghiệp.

Qua đây, có thể thấy rõ tầm quan trọng của các buổi học thực tế tại doanh nghiệp, hiểu được tại sao sinh viên kinh tế lại coi trọng và yêu thích các buổi học thực tế đến thế. Ngày nay, sinh viên không chỉ cần giỏi về kiến thức mà còn cả kỹ năng, nhanh nhạy đối với xu thế biến đổi của thời đại. Áp lực rất lớn trên vai những cử nhân kinh tế sau khi tốt nghiệp, vì vậy, sinh viên cần có ý thức tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng từ sớm, tự tạo cơ hội cho bản thân trong tương lai.

Anh Thư

Theo: Báo Công Thương