Vì sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn miến dong, mì tôm?

(Banker.vn) Miến, mì, bún là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt, tuy nhiên với người mắc bệnh tiểu đường cần phải cân nhắc.
Người bị bệnh tiểu đường ăn trứng có làm hạ đường huyết? Người bị bệnh tiểu đường có nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Người mắc bệnh tiểu đường hạn chế ăn miến dong

Giới chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, miến là loại thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế. Sở dĩ vì thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường trong miến cao hơn gạo trắng. Dưới đây là một vài thông số so sánh giữa 2 loại thực phẩm trên:

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn miến dong, mì tôm?

Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì tải lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.

Sau khi ăn khoảng 2 giờ thì lượng đường huyết trong máu tăng lên đến 95%. Vì vậy, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Vì nếu đường huyết tăng cao trong thời gian lâu dài, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương chia sẻ, có rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vào viện cấp cứu vì đường huyết tăng chỉ vì ăn miến thay cơm.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải như bị mù lòa, đột quỵ, suy thận, nguy cơ cắt bỏ tay chân, thậm chí tử vong.

Nhưng không phải vì thế mà bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ hoàn toàn miến trong thực đơn ăn uống của mình. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn miến chừng mực và đúng cách.

Người tiểu đường nên ăn miến như thế nào?

Cơ bản trong ăn uống cần duy trì đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất như đạm, tinh bột, vitamin, chất béo. Bổ sung các loại thực phẩm cung cấp 4 nhóm chất trên để có năng lượng hoạt động hàng ngày.

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn miến dong, mì tôm?
Người mắc bệnh tiểu đường cần phải chú ý liều lượng khi ăn

Thông thường, bệnh nhân tiểu đường cần cắt giảm 10% tinh bột và tăng 10% khẩu phần đạm so với nhu cầu năng lượng bình thường. Vì vậy, cần tính toán lượng miến vừa đủ.

Hơn thế, cần ăn rau trước khi ăn miến, khi đó lượng chất xơ trong rau sẽ cản trở quá trình hấp thu đường vào cơ thể. Vì thế lượng carbohydrate hấp thu khi ta ăn miến sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose.

Tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cũng như miến dong, trong một thí nghiệm của tiến sỹ Braden Kou tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts, Mỹ cho thấy: Việc tiêu thụ mỳ tôm trên 3 lần mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, trong mì tôm chứa nhiều hàm lượng chất béo trans (chất béo chuyển hóa), loại chất béo làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu, có hại cho cơ thể và ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.

Theo đó người mắc bệnh tiểu đường khi ăn mỳ tôm nên ăn kèm rau xanh và ăn rau trước để kiểm soát lượng đường máu sau khi ăn; nên sơ chế mì 2 lần nước trước khi ăn. Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách úp mì, người tiểu đường nên để ráo nước mì một lần và tiếp tục nấu chín mì lần hai để giảm lượng chất béo và chất dinh dưỡng không tốt. Đồng thời nên chú ý lượng mì phù hợp với cơ thể.

Tâm An

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục