Vì sao cổ phiếu KBC bị khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trong tuần qua?

(Banker.vn) Tuần 15-19/8, cổ phiếu KBC gây chú ý với nhà đầu tư khi giảm giá mạnh và đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị 274 tỷ đồng. Nhiều cổ đông cá nhân của KBC đang không biết chuyện gì đang xảy ra với doanh nghiệp khiến khối ngoại "xả" mạnh như vậy?

Trong tuần qua, khối ngoại đã thực hiện mua vào 164 triệu cổ phiếu, trị giá 5.716 tỷ đồng; trong khi bán ra 141 triệu cổ phiếu, trị giá 5.191 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng mua ròng của khối ngoại ở mức hơn 23 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 525 triệu cổ phiếu.

Trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 567 tỷ đồng (gấp 6 lần tuần trước đó), tương ứng khối lượng 24,5 triệu cổ phiếu. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp của dòng vốn ngoại sàn này với tổng giá trị 4.136 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HOSE mua ròng mạnh nhất mã HPG với giá trị lên đến 596 tỷ đồng. Tiếp sau đó, HDB và PVD được mua ròng lần lượt 261 tỷ đồng và 174 tỷ đồng. Các mã gồm VNM, MSN và NVL đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, KBC đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại sàn HoSE với giá trị 274 tỷ đồng. VHM cũng bị bán ròng hơn 243 tỷ đồng.

Vì sao cổ phiếu KBC bị khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trong tuần qua?
Vì sao cổ phiếu KBC bị khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trong tuần qua?

Việc khối ngoại bán ra mạnh cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) trong bối cảnh công ty công bố thông tin tích cực là ký MOU hợp đồng với Foxconn cho thuê 50 ha đất tại Khu công nghiệp Quang Châu để sản xuất các sản phẩm Apple, gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư.

Khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang hiện hữu với diện tích 426 ha đã thu hút được 47 dự án đầu tư với tỷ lệ lấp đầy 100%, trong đó có 40 dự án FDI và 7 dự án DDI. Với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, tạo việc làm cho lao động địa phương cũng như tăng thu ngân sách, dự án mở rộng Khu công nghiệp Quang Châu được tỉnh Bắc Giang thúc đẩy thực hiện với diện tích phần mở rộng là khoảng 90 ha.

Huyện Việt Yên đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với 836 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích hơn 52,37 ha. Mục tiêu của KBC là hoàn thành thủ tục pháp lý và cơ sở hạ tầng đưa vào kinh doanh trong 2022. Như vậy, KBC đã chốt cho thuê 50 ha. Giới đầu tư dự phóng, mức giá cho thuê dự kiến là 110 USD/m2, doanh thu dự kiến gần 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận gộp ước đạt gần 800 tỷ đồng.

Theo thống kê, quỹ đất khu công nghiệp sẵn sàng khai thác của KBC khoảng 260 - 270 ha. Với tốc độ cho thuê hiện tại, quỹ đất này đảm bảo đóng góp doanh thu ổn định trong 2022 - 2023. KBC còn của để dành khác ở Khu đô thị Tràng Cát.

Khu đô thị Tràng Cát có tổng diện tích 584,9 ha, đã đền bù 582 ha. KBC đang làm việc với nhà đầu tư nước ngoài 50 ha đất thương phẩm để hợp tác hoặc liên doanh; đồng thời đàm phán với nhà đầu tư thứ cấp trong nước để hợp tác hoặc liên doanh 30 - 50 ha đất thương phẩm mỗi năm.

Bên cạnh đó, các công ty mà KBC góp vốn chi phối được cấp hàng trăm ha đất công nghiệp như tại Hưng Yên đã cấp phép đầu tư 200 ha, Công ty đang làm thủ tục cấp phép thêm 200 ha nữa. Khu công nghiệp Tân Lập 650 ha, Khu công nghiệp Tân Phú Trung 450 ha ở Long An.

Như vậy, hoạt động kinh doanh chính của KBC chuyển động tích cực. Việc nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh tuần qua khiến nhiều nhà đầu tư khó lý giải.

Số liệu cập nhật cho thấy, hiện nhà đầu tư nước ngoài sở hữu xấp xỉ 20% cổ phần KBC. Với vốn điều lệ hiện nay gần 7.000 tỷ đồng, tương ứng với 700 triệu cổ phần (tính theo mệnh giá), nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 140 triệu cổ phiếu KBC. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài lớn rót vốn vào KBC có nhóm Dragon Capital.

Theo nguồn tin từ Đầu tư Chứng khoán, hiện KBC đang triển khai việc phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu. Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông đã được thông qua, giá bán cổ phần được xác định không thấp hơn 80% giá bình quân 30 phiên kể từ khi KBC được duyệt hồ sơ từ UBCKNN, HĐQT KBC được ủy quyền lựa chọn giá phát hành có lợi nhất với các cổ đông.

Giám đốc tư vấn một CTCK lớn nhận xét, đây có thể là lý do khối ngoại ra cổ phiếu KBC để ép giá xuống, tạo điều kiện thuận lợi đàm phán giá mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ với ban lãnh đạo KBC.

Lãnh đạo KBC cũng cho biết, hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặt vấn đề và đàm phán tham gia đợt phát hành này. Năm 2021, KBC đã bán 100 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ với giá 34.096 đồng/cổ phiếu, đợt phát hành hoàn tất vào tháng 10 nên chưa hết hạn cổ phiếu bị phong tỏa 1 năm theo điều kiện phát hành riêng lẻ.

Câu hỏi được cổ đông KBC quan tâm lúc này là nếu điều kiện thị trường không thuận lợi và giá cổ phiếu bị kéo xuống thấp so với định giá, HĐQT KBC có chấp thuận phát hành riêng lẻ với mức giá bán cổ phiếu không thực sự có lợi cho doanh nghiệp và cổ đông? Điều này sẽ phụ thuộc vào việc KBC có chịu áp lực trả nợ hay không cũng như nhu cầu vốn đầu tư với KBC trong nửa cuối năm 2022 và cả năm 2023.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên sáng 22/8, cổ phiếu KBC tăng 650 đồng/cp lên mức 36.600 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,5 triệu đơn vị (lúc 11h06').

Diễn biến giá cổ phiếu CKG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)
Diễn biến giá cổ phiếu KBC thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Kinh Bắc (KBC) bất ngờ báo lãi tăng kỷ lục

Cụ thể, trong quý II/2022, KBC ghi nhận doanh thu đạt 395,28 tỷ đồng, giảm 47,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.933,66 tỷ đồng, tăng 23,84 lần so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 59,9% về còn 50%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 56% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 251,3 tỷ đồng về 197,54 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 176%, tương ứng tăng thêm 57,57 tỷ đồng lên 90,28 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 21,6%, tương ứng tăng thêm 28,29 tỷ đồng lên 159,46 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 27,8%, tương ứng giảm 37,46 tỷ đồng về 97,2 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 787,3%, tương ứng tăng thêm 1.697,59 tỷ đồng lên 1.913,22 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Thực tế, lợi nhuận của Công ty trong quý II tăng đột biến chủ yếu do ghi nhận lợi nhuận khác tăng đột biến. Công ty thuyết minh thu nhập khác tăng đột biến chủ yếu ghi nhận 2.397,4 tỷ đồng (cùng kỳ 1,14 tỷ đồng) chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá trị hợp nhất kinh doanh, thu nhập khác này được phát sinh khi công ty tăng sở hữu lên 48% vốn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.

Trước đó, KBC thông qua kế hoạch mua 5,7 triệu cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng để nâng sở hữu từ 19,5% lên 48% vốn điều lệ, sau giao dịch Kinh Bắc sẽ chuyển công ty CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng thành công ty liên kết. Được biết, thời điểm 31/3/2022, Kinh Bắc chỉ ghi đầu tư 39 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng và ghi nhận góp vốn vào đơn vị khác.

Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) được thành lập vào ngày 03/08/2005, là thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) – một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao và dẫn đầu về thành tích thu hút FDI tại Việt Nam.

Trên website Công ty, đơn vị này ghi nhận đang là chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích 657,78 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm KCN là 135,68 ha; diện tích đất thương phẩm của khu phi thuế quan là 350,43 ha.

Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) với tổng diện tích 132,6 ha. Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) với tổng diện tích 289,35 ha. Trong đó, có 205,16 ha đất đã được quy hoạch.

Luỹ kế trong 6 tháng đầu năm, KBC ghi nhận doanh thu đạt 1.086,9 tỷ đồng, giảm 60,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.456,7 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, Kinh Bắc đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 54,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 662,4 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 51,6 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 937,9 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 144,5 tỷ đồng.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của KBC tăng 9% so với đầu năm lên 33.771,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 11.763,6 tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 11.538 tỷ đồng, chiếm 34,2% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 4.783,7 tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 3.118,7 tỷ đồng, chiếm 9,2% tổng tài sản.

Trong kỳ, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 31,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.459,4 tỷ đồng về 3.118,7 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 23,5%, tương ứng tăng thêm 2.192,5 tỷ đồng lên 11.538 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn tăng 109,1% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.495,9 tỷ đồng lên 4.783,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 2,4% so với đầu năm, tương ứng giảm 166 tỷ đồng về 6.887,8 tỷ đồng và chiếm 20,4% tổng nguồn vốn (đầu năm chiếm 22,8% tổng nguồn vốn).

Mới đây, Đô thị Kinh Bắc vừa thông báo việc sở hữu thêm 1 công ty con. Theo đó, Công ty con của Kinh Bắc là CTCP Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng vừa nâng sở hữu lên 86,54% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Công nghiệp Chế tạo Quảng Yên (Công ty Quảng Yên). Như vậy, sau giao dịch Kinh Bắc cũng đồng thời kiểm soát Công ty Quảng Yên thông qua công ty con.

Theo tìm hiểu, Công ty Quảng Yên được thành lập ngày 7/7/2022 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trụ sở tại tỉnh Quảng Ninh và hoạt động chính trong sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy).

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

CenLand của Shark Hưng bị UBCKNN xử phạt

Ngày 18/8/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ...

Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (MAC): Chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét

Theo BCTC soát xét bán niên 2022, CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (HNX: MAC) báo lỗ ròng hơn 4, 4 ...

Thành viên HĐQT Khoáng sản Dương Hiếu (DHM) hoàn tất thoái toàn bộ vốn tại công ty

Ông Dương Hữu Hiếu, Thành viên HĐQT Khoáng sản Dương Hiếu vừa thông báo đã bán thỏa thuận toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục