Vì đâu chứng khoán giảm sâu trong phiên 22/2, nhà đầu tư nên làm gì lúc này?

(Banker.vn) Chuyên gia Agriseco Research cho rằng, áp lực bán trong thời gian tới có thể tiếp tục xuất hiện và xu hướng giảm điểm vẫn còn hiện hữu… Theo đó, nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp hồi phục của thị trường để hạ tỷ trọng với các nhóm ngành đã tăng mạnh trong nhịp tăng điểm vừa qua như xây dựng, vật liệu, dầu khí.

Chuyên gia gợi ý cơ hội đầu tư nhóm ngành tiềm năng trên thị trường chứng khoán 2023

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên 21/2 với việc cả 3 chỉ số chính đều giảm từ 2% trở lên. Điều này có lẽ đã có tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam khiến cho áp lực bán tăng vọt và các chỉ số đều kết phiên ở mức thấp nhất.

Cụ thể, chốt phiên 22/2, VN-Index giảm 27,95 điểm (-2,58%) xuống 1.054,28 điểm; HNX-Index giảm 4,12 điểm (-1,93%) xuống 209,96 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 649 mã giảm và chỉ có 211 mã tăng. Sắc đỏ cũng áp đảo hoàn toàn tại nhóm VN30 (-2,76%) với 30 mã giảm, trong đó có 1 mã giảm sàn.

Vì đâu chứng khoán giảm sâu trong phiên 22/2, nhà đầu tư nên làm gì lúc này?
Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư chưa vội vàng "bắt đáy" ngay thời điểm này mà nên tiếp tục quan sát diễn biến thị trường do rủi ro giảm điểm tương đối lớn. Hình minh họa

Theo thống kê, nhóm cổ phiếu bất động sản và chứng khoán chịu ảnh hưởng điều chỉnh lớn nhất với mức giảm đều trên 2%. Ở chiều ngược lại, lực cầu chủ yếu tìm đến nhóm dầu khí với nhiều mã tăng điểm tốt như PVC, PVD, PVS.

Thanh khoản ở cả hai sàn đều ghi nhận ở mức cao. Cụ thể, khối lượng giao dịch trên VN-Index đạt hơn 814 triệu đơn vị, với giá trị hơn 12,7 ngàn tỷ; HNX-Index đạt 112,6 triệu đơn vị, với giá trị hơn 1,8 ngàn tỷ.

Đà giảm mạnh của VN-Index đã kéo định giá P/E xuống mức thấp nhất trong tuần qua. VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 11,88 lần. Dù định giá ghi nhận thấp hơn đáng kể mức trung bình 10 năm song không còn quá hấp dẫn so với thời điểm cuối năm 2022.

Đánh giá về nguyên nhân của đà giảm mạnh, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho biết, áp lực chốt lời có xu hướng tăng dần trong khoảng 4 tháng từ khi thị trường tạo đáy. Nhiều nhóm ngành dẫn dắt nhịp hồi 1 tháng trở lại đây bao gồm: xây dựng, hạ tầng, vật liệu xây dựng, dầu khí,.. đã ghi nhận mức tăng đáng kể 15-20%, thậm chí gấp đôi kể từ đáy. Điều này khiến áp lực chốt lời tăng dần và việc xuất hiện các phiên giảm điểm lớn chỉ là vấn đề thời gian.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng và Chính phủ đã thực hiện nhiều cuộc trao đổi nhằm tháo gỡ nút thắt thanh khoản, tuy nhiên hiện tại vẫn là khá sớm để đánh giá những tác động cụ thể tới các doanh nghiệp này. Đây là nhóm có tỷ trọng vốn hoá lớn, chiếm khoảng 45% toàn thị trường. Do đó khi tín hiệu khả quan từ các nhóm này chưa xuất hiện, sự giảm điểm lớn là khó tránh khỏi.

Vì đâu chứng khoán giảm sâu trong phiên 22/2, nhà đầu tư nên làm gì lúc này?
Ông Nguyễn Anh Khoa

Ngoài ra, ông Khoa nhận thấy sự hỗ trợ từ dòng tiền khối ngoại, từng là động lực lớn hỗ trợ đà hồi phục của thị trường đang yếu dần khi quy mô bán ròng đang có xu hướng tăng lên trong các phiên gần đây.

Chuyên gia Agriseco Research cho rằng, áp lực bán trong thời gian tới vẫn có thể xuất hiện và xu hướng giảm điểm vẫn còn hiện hữu khi áp lực chốt lời đang gia tăng, đặc biệt tại nhóm vốn hoá lớn.

Một số yếu tố chính tác động tới sự hạ nhiệt của dòng tiền ngoại được ông Khoa nêu rõ như sau:

Thứ nhất, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tiếp tục nâng lãi suất trong 2-3 kỳ họp kế tiếp, dòng tiền từ khối ngoại có thể chuyển dịch sang các lớp tài sản an toàn hơn như tiền gửi tiết kiệm.

Thứ hai, với việc các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng quy mô trên 30.000 tỷ trong khoảng 3 tháng từ tháng 11/2022-tháng 1/2023, đồng thời thị trường cũng tăng gần 30% trong cùng giai đoạn, áp lực chốt lời sẽ có xu hướng gia tăng và việc bán ròng hiện tại một phần để cân bằng lại cung-cầu.

Thứ ba, kết quả kinh doanh quý IV của các doanh nghiệp đã có sự phân hoá rõ nét cùng với việc thị trường tăng điểm đã phần nào làm định giá thị trường cao hơn so với giai đoạn trước. Do đó, việc khối ngoại bán ròng liên tục trong 1 tuần qua không phải là hành động quá bất thường và không ngoại trừ áp lực bán vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Bàn về chiến lược giao dịch trong thời gian tới, ông Nguyễn Anh Khoa cho rằng, nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp hồi phục của thị trường để hạ tỷ trọng với các nhóm ngành đã tăng mạnh trong nhịp tăng điểm vừa qua như xây dựng, vật liệu, dầu khí.

Đối với các nhà đầu tư nắm giữ trung-dài hạn, có thể tiếp tục nắm giữ danh mục, trừ nhóm bất động sản trước áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp gia tăng, và nhóm ngân hàng trước khả năng các khoản nợ xấu có thể nhiều hơn trong thời gian tới làm giảm lợi nhuận.

"Đồng thời, nhà đầu tư cũng chưa nên vội vàng "bắt đáy" ngay thời điểm này mà nên tiếp tục quan sát diễn biến thị trường do rủi ro giảm điểm tương đối lớn", chuyên gia cho hay.

Thời tới với cổ phiếu dầu khí

Với nhóm thượng nguồn ngành dầu khí, BSC đưa ra quan điểm khả quan đối với các cổ phiếu của doanh nghiệp có giá dịch ...

Nhận định chứng khoán ngày 23/2/2023: Giải ngân khi mức chiết khấu hấp dẫn

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, trong phiên giao dịch 23/2, chỉ số VN-Index hoàn toàn có thể giảm về quanh khu vực 1.000 ...

Thị trường chứng khoán ngày 23/2/2023: Thông tin trước giờ mở cửa

Phiên giao dịch ngày 22/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.054,28 điểm, giảm mạnh 27,95 điểm (-2,58%); Xây dựng số 12 phát hành thêm 5,82 ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục