Vì đâu chứng khoán giảm sâu hơn 27 điểm?

(Banker.vn) Áp lực bán mạnh đưa thị trường chứng khoán bất ngờ giảm sâu phiên đầu tuần, chỉ số chính VN-Index mất đến hơn 27 điểm với sắc đỏ là chủ đạo...

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 24/6 mở cửa với tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư thận, VN-Index tiếp tục duy trì trạng thái rung lắc nhẹ quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, diễn biến trên chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, trước khi áp lực bán tháo bắt đầu từ nhóm VN30 và lan rộng nhanh ra toàn thị trường.

Sức ép mạnh tại nhóm VN30 khiến bảng điện tử cũng chìm trong sắc đỏ, VN-Index lùi sâu và xuyên thủng mốc hỗ trợ 1.270 điểm. Gần như không còn nhóm ngành nào giữ được đà tăng điểm. Đóng cửa phiên hôm nay, sàn HOSE chỉ có 74 mã tăng và có tới 378 mã giảm, VN-Index giảm mạnh tới hơn 27 điểm (-2,18%) xuống 1.254,12 điểm.

Tại "chảo lửa" VN30, chốt phiên có tới 28 mã giảm và chỉ còn duy nhất 1 mã giữ sắc xanh, 1 mã đứng tham chiếu. chỉ số nhóm này giảm tới hơn 33 điểm về mốc 1.289,85 điểm, tức giảm hơn 2,28%.

Chiều giảm điểm, SSB và GVR là những cái tên mất đến hơn 4%, theo sau là 4 mã ngân hàng TPB, VPB, STB, HDB với mức giảm hơn 3%. Thanh khoản VPB tiếp tục đột biến với 45 triệu cổ phiếu được giao dịch. Các mã giảm tiêu cực khác có thể kể đến như MSN giảm 3,28%, FPT giảm 2,94%, SSI giảm 2,54%, MWG giảm 2,36%...

Vì đâu chứng khoán giảm sâu hơn 27 điểm?
Cổ phiếu nhóm VN30 châm ngòi cho thị trường chứng khoán giảm mạnh

HNX-Index cũng giảm 4,62 điểm (-1,89%) xuống 239,74 điểm. Trong khí đó, với UPCoM-Index là -1,51% xuống 99,06 điểm với 144 mã tăng và 197 mã giảm.

Về phiên giảm mạnh đầy bất ngờ hôm nay, trao đổi với báo chí, ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Chứng khoán Kiến Thiết cho rằng nhiều nhóm cổ phiếu tăng quá đà và không lý do, nên việc điều chỉnh là khó tránh, nhà đầu tư cần thận trọng.

Ông Ngọc cho rằng rủi ro xuất hiện ở nhóm các cổ phiếu đầu cơ tăng nhiều. Trong khi đó, các mã của doanh nghiệp giảm sẽ là cơ hội xem xét giải ngân.

Một số chuyên gia cũng lưu ý nếu mốc 1.265 bị "đâm thủng", nhiều khả năng VN-Index có thể rơi về 1.250-1.255. Đây là vùng hỗ trợ, kích cầu bắt đáy.

Việc điều chỉnh của thị trường còn được giải thích do tuần này các quỹ chốt NAV và các công ty chứng khoán chốt dư nợ cho vay ký quỹ (margin) quý 2. Điều này có thể gây ra áp lực rung lắc ngắn hạn.

Một số quan điểm giải thích giai đoạn này thị trường cũng đang thiếu thông tin hỗ trợ, áp lực điều chỉnh cao là khó tránh trong bối cảnh tỉ giá "nóng" trở lại, cùng với đó là thị trường chứng khoán trong khu vực cũng không mấy tích cực.

Cuối tuần trước, theo kết quả phân loại thị trường định kỳ công bố vào ngày 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market).

Theo MSCI, Việt Nam đã có cải thiện trong xếp hạng tiêu chí Khả năng chuyển nhượng, nhờ vào việc tăng cường các giao dịch ngoài sàn và giao dịch hiện vật theo các thay đổi về quy định. Ngoài ra, Việt Nam vẫn tiếp tục làm việc về các kế hoạch phát triển thị trường để giải quyết một số vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu thanh toán trước và thiếu thông tin thị trường bằng tiếng Anh.

MSCI cho biết sẽ tiếp tục theo sát các tiến độ về những cải cách này.

Bất động sản CRV nộp lại hồ sơ niêm yết, cổ phiếu công ty mẹ bất ngờ có biến

Ngày 5/6, Bất độngh sản CRV quyết định rút hồ sơ đăng ký niêm yết tại HOSE để cập nhật bổ sung số liệu kiểm ...

Dòng tiền cá mập bùng nổ thanh khoản, VN-Index có phiên giảm mạnh

Thị trường phiên 24/6 chịu áp lực bán từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã kéo tụt VN-Index giảm về mốc 1.254 điểm. Đáng ...

Cổ phiếu nhóm VN30 châm ngòi cho thị trường chứng khoán giảm mạnh

Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần chứng kiến "chảo lửa" VN30 kéo thị trường lùi sâu, VN-Index mất liền lúc các mốc quan trọng...

Lưu Lâm

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán