Cụ thể, các gói cứu trợ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo niềm tin doanh nghiệp, cải thiện lưu thông và dòng tiền. Đồng thời giảm tổn thất tín dụng với mức độ tùy thuộc vào quy mô, tiến độ và hiệu quả của gói kích thích và đà phục hồi.
Các điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ hạn chế rủi ro tín dụng của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy cung - cầu về tín dụng.
Về gói cấp bù lãi suất, các chuyên gia cho rằng sẽ mang lại sự hỗ trợ tích cực cho phía doanh nghiệp nhiều hơn và trực tiếp hơn so với các NHTM. Tác động tích cực và dễ nhận thấy của gói kích thích lên kết quả kinh doanh của ngân hàng sẽ thông qua hai cấu phần chính bao gồm tăng trưởng bảng cân đối (tín dụng và huy động) và chi phí dự phòng rủi ro.
Với chính sách tiền tệ hỗ trợ tiếp tục được duy trì trong năm 2022, dự kiến hệ thống ngân hàng sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Kết hợp với điều kiện thanh khoản ổn định trong ngắn hạn, nhóm chuyên gia kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng năm 2022.
Dựa trên mức tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của các ngân hàng quốc doanh, VDSC kỳ vọng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vào khoảng 13%, dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 13-14%, tương đương mục tiêu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề ra.
"Tuy nhiên, có thể có bất ngờ tích cực phụ thuộc vào lạm phát và kết quả của gói kích thích, do đó trong các dự báo trong tương lai có thể tăng lên bất cứ khi nào khi các lý do trở nên vững chắc," báo cáo viết.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhu cầu tín dụng vẫn phục hồi trong quý IV. Tính đến ngày 21/12, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% so với đầu năm, chủ yếu nhờ cho vay ngắn hạn (tăng 15,1%).
Năm 2021 tăng trưởng tín dụng đạt 13,2% với sự hỗ trợ của hạn mức tăng trưởng tín dụng mới được cấp cho một số ngân hàng vào ngày 31/12/2021. Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng tăng trưởng huy động thấp hơn kỳ vọng do môi trường lãi suất thấp khiến các loại tài sản khác trở nên hấp dẫn hơn.
Tiền gửi của khách hàng đã tăng 7,7% so với đầu năm cho đến ngày 21/12, trước khi kết thúc năm ở mức 8,4%.
Theo VDSC, tăng trưởng tín dụng được đẩy nhanh vào cuối năm 2021 đến từ hai yếu tố. Một là sự phục hồi kinh tế sau khi mở cửa trở lại của khu vực phía Nam, thể hiện qua sự phục hồi của các chỉ số vĩ mô liên quan đến lĩnh vực sản xuất và bán lẻ.
Thứ hai là hạn mức tăng trưởng tín dụng bổ sung được cấp cho một số ngân hàng thương mại tư nhân vào ngày cuối cùng của năm.
Trong khi đó, huy động được dự đoán sẽ có sự ổn định trong tăng trưởng. Tăng trưởng huy động năm 2021 được dẫn dắt bởi khu vực doanh nghiệp, trong khi tăng trưởng năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến sự phục hồi của tiền gửi bán lẻ.
Song, nhóm phân tích vẫn cho rằng tiền gửi doanh nghiệp sẽ có tốc độ tăng tốt hơn. Lưu thông được cải thiện nhờ sự hỗ trợ bởi các chính sách mở rộng dự kiến sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ dốc của tăng trưởng. Dự báo sẽ có chênh lệch âm giữa tăng trưởng giữa tín dụng (13-14%) và huy động (10-11%).
Lưu Lâm
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|