Ngăn chặn tình trạng đô la hoá và vàng hoá trong nền kinh tế | |
Việt Nam không có trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ |
VCBS đưa ra dự báo lạm phát tháng 11 có thể đạt 0,2% - 0,25% so với tháng trước, tương ứng tăng 4,18% - 4,23% so với cùng kỳ.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm tới, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2022 tăng 0,15% so với tháng trước; tăng 4,16% so với tháng 12/2021 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân 10 tháng năm 2022, CPI tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước; Lạm phát cơ bản tăng 2,14%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,89%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Đáng chú ý, lạm phát cơ bản tháng 10 tăng 0,45% so với tháng trước tương ứng với mức tăng 4,47% so với cùng kỳ. Mặt khác, VCBS cho rằng việc tỷ giá tăng mạnh trong thời gian ngắn khiến kỳ vọng lạm phát neo cao lâu hơn. Cùng với đó, hiệu ứng giá xăng dầu tăng nhẹ trở lại cũng sẽ khiến mặt bằng giá cả hàng hóa duy trì cao.
VCBS đánh giá nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn hồi phục tuy nhiên các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn yếu tố không thuận lợi. Tuy vậy, bù lại khu vực dịch vụ hồi phục mạnh mẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra con số dự báo tăng trưởng GDP quý IV đạt 5,5%-6%. Số liệu tăng trưởng dự báo cho năm 2022 đạt 7,87% - 8,02%.
Theo VCBS, không ngoại trừ khả năng mức giảm giá của VND so với USD cho cả năm 2022 rơi vào khoảng 10%. Mặc dù vậy, so với các ngoại tệ khác, mức giảm giá này không phải là đột biến.
Trong tháng 10, Ngân hàng Nhà nước có hai lần điều chỉnh giá bán ngoại tệ can thiệp. Trong đó, lần can thiệp ngày 17/10 đi kèm với mức điều chỉnh biên độ từ ±3% lên ±5%. VCBS nhận định, các lần can thiệp với mức lớn hơn tần suất lớn hơn cho thấy các áp lực lên các biến số kinh tế kinh tế vĩ mô chưa có bất kỳ dấu hiệu nào hạ nhiệt.
Do đó, VCBS cho biết với NHNN nhiều khả năng vẫn phải tiếp tục sử dụng đều đặn, linh hoạt các công cụ tỷ giá, lãi suất với các diễn biến khó lường của thị trường.
Tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại từ đầu năm tới 8/11 tăng 1.954 VND đạt 24.870- 24.874 VND/USD duy trì ở mức trần quy định trong thời gian gần đây, tương ứng VND giảm giá khoảng 8,52% so với đồng USD tính từ đầu năm.
Dù vậy, VCBS cho rằng xu hướng này được xem là khó tránh khỏi khi đồng USD đã lên giá mạnh so với hầu hết các ngoại tệ, chỉ số DXY thể hiện sức mạnh đồng USD tăng hơn 16% so với thời điểm đầu năm.
Với xu hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương chưa chấm dứt điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) hay Ngân hàng trung ương Anh (BOE). Trong đó, thậm chí ECB thậm chí sẽ phải tăng quyết liệt hơn. Không loại trừ khả năng NHNN sẽ có thể điều chỉnh thêm lãi suất điều hành cũng như tỷ giá để phù hợp với diễn biến thị trường thế giới.
Về lãi suất, trong bối cảnh lãi suất huy động chịu áp lực tăng, VCBS cho rằng lãi suất cho vay khó có thể tránh khỏi những áp lực nhất định. Áp lực tăng lên lãi suất cho vay sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động, và có sự phân hoá giữa mức tăng, thời điểm tăng giữa các ngành nghề.
Ngày 24/10 vừa qua, trước những diễn biến không thuận lợi, áp lực lên tỷ giá không có dấu hiệu nguội đi, NHNN đã tiếp tục tăng lãi suất điều hành thêm 1%. Theo đó, từ đầu năm tới nay, nhiều ngân hành thương mại cổ phần đã tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn với mức tăng 1,5-2 điểm %. Tại những ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ, mức tăng lãi suất có thể lên đến 2,5 điểm % đạt 8,5-9% cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Do đó, các chuyên gia cho rằng xu hướng tăng của lãi suất huy động cũng được xem là phản ứng hợp lý khi mặt bằng lãi suất ở nhiều quốc gia đang trong xu hướng tăng.
Xu hướng tăng của lãi suất huy động tiếp diễn, và mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng 2,5-3 điểm % trong cả năm 2022. Việc mặt bằng lãi suất tăng cao trong một thời gian rất ngắn tiềm ẩn những rủi ro với hệ thống tài chính đặc biệt phải kể đến rủi ro thanh khoản nếu không được theo dõi sát sao.
Tính đến cuối tháng 10/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 11,5% so với cuối năm 2021. Thực tế này có thể được lý giải do nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh sau dịch tăng cao.
VPBank vay hợp vốn quốc tế thêm 500 triệu USD Khoản vay quốc tế 500 triệu USD lần này là nguồn vốn được VPBank huy động thành công thứ 2 trong năm 2022, sau khi ... |
Giảm giá bán USD, doanh nghiệp nhập khẩu “nhẹ gánh” Ngày 11/11, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm giá bán USD 10 đồng so với trước đó, đây là lần đầu tiên giá ... |
So sánh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng: Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất tháng 11/2022? Khảo sát trong tháng 11 này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tại 30 ngân hàng trong nước đang dao động trong khoảng ... |
Hồng Giang
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|