Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 11/7 chứng kiến dòng tiền vẫn hoạt động tích cực và giúp VN-Index nhanh chóng bật tăng ngay sau khi mở cửa, nhưng ngưỡng cản mạnh đã ở rất gần phía trước đã phần nào cản bước tiến của thị trường.
Cộng hưởng với động thái quay đầu của hàng loạt cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn, giao dịch toàn thị trường trở nên ảm đạm, chỉ số chính VN-Index kết phiên "ngậm ngùi" ghi nhận thêm một phiên điều chỉnh giảm.
Đóng cửa phiên hôm nay, sàn HOSE có 198 mã tăng và 242 mã giảm, VN-Index giảm 2,14 điểm (-0,17%), xuống 1.283,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 697,2 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 18.519,3 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua.
Các chỉ số chính thị trường đóng của phiên giao dịch ngày 11/7 |
Tại nhóm VN30, dù nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm, nhưng mức giảm cũng chỉ dừng lại ở mức trên dưới 1%, với BVH, MSN và TCB dẫn đầu mức để mất 1,1% -1,5%. Các mã giảm khác có VPB, HPG là đáng kể khi khớp lệnh VPB cao nhất nhóm và toàn sàn với 25,2 triệu đơn vị, còn HPG khớp 14,5 triệu đơn vị. Chiều ngược lại, lác đác những mã còn tăng điểm là TPB, POW, VHM, PLX, VRE, VIC, SSI và HDB, với mức tăng chỉ từ 0,3% đến 1,4%.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không có nhiều thay đổi so với phiên hôm qua, ngoại trừ một vài cái tên riêng lẻ như NAB nới thêm đôi chút so với cuối phiên sáng, đóng cửa +6,5% lên 14.000 đồng, mức đỉnh mới, khớp lệnh 3,64 triệu đơn vị, ghi nhận khối lượng cao nhất kể từ giữa tháng 3 đến nay.
Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 100:25 của NAB.
Tại nhóm dược phẩm, cổ phiếu IMP áp sát mức giá trần +6,8% lên 78.200 đồng, khớp hơn 0,2 triệu đơn vị và phiên này cũng là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền theo tỷ lệ 10% và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:1.
Một số cổ phiếu bất động sản, xây dựng không quá nhiều khác biệt so với cuối phiên sáng, với DIG, PDR, HUB, LHG, DRH, HTN, C47, VPH, NTL có mức tăng từ 2,5% đến gần 4%.
Các cổ phiếu dịch vụ vận tải, logistics với AST +6,1% lên 64.700 đồng, VTO +3,3% lên 15.900 đồng, VTP +2,9% lên 89.500 đồng…Các mã ngành hóa chất, phân bón với SFG +5,5% lên 15.400 đồng, CSV +4,3% lên 40.450 đồng…
Ở chiều ngược lại, một số bị bán khá mạnh như RDP về giá sàn -7% xuống 4.520 đồng, DBC -4% xuống 34.550 đồng, DCM -3,7% xuống 39.200 đồng, LSS -3,6% xuống 13.600 đồng, CSM -3,1% xuống 15.800 đồng…
Trên sàn HNX, chỉ số chính HNX-Index cũng gần như đi ngang trong suốt cả phiên giao dịch, thế nhưng lại may mắn lấy được sắc xanh vào cuối phiên. Đóng cửa, sàn HNX có 91 mã tăng và 79 mã giảm, HNX-Index tăng 0,84 điểm (+0,35%), lên 245,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 62,5 triệu đơn vị, giá trị 1.381,3 tỷ đồng.
Cổ phiếu CEO vẫn là tâm điểm, dù thanh khoản không cải thiện nhiều so với cuối phiên sáng, khớp lệnh tổng cộng hơn 13,4 triệu đơn vị, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4. Giá cổ phiếu đóng cửa tăng 7,1% lên 18.000 đồng.
Các mã khác như MBS nhích gần 4% lên 34.900 đồng, CMS +3,6% lên 22.800 đồng, VC7 +4,3% lên 12.200 đồng, còn SHS, HUT, IDJ, BVS tăng nhẹ.
Trong khi đó, TNG, PVS, TIG, LAS, DTD, PVC, DVM, IDC, VGS giảm điểm, nhưng mức giảm cũng chỉ trên dưới 1,5%.
Trên thị trường UpCoM, sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn về cuối phiên khiến UpCoM-Index đảo chiều về sắc đỏ khi kết phiên. Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,38 điểm (-0,38%), xuống 98,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,6 triệu đơn vị, giá trị 815 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,9 triệu đơn vị, giá trị 262,5 tỷ đồng.C
Các giao dịch trên UPCoM hôm nay tương đối ảm đạm, phần lớn các mã thanh khoản cao ít thay đổi, với BSR -1,7% xuống 23.400 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 7,68 triệu đơn vị.
UPCoM hôm nay cũng chứng kiến hai cổ phiếu ngành đường sắt là SRT và HRT song hành trong sắc tím, khi đều tăng trần lên cùng ở mức 14.900 đồng/cổ phiếu, khớp lần lượt 0,33 triệu và 0,29 triệu đơn vị.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước làm việc với Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới đánh giá cao những giải pháp mà Bộ Tài chính, UBCKNN đang triển khai nhằm đạt ... |
Cổ đông CDH "ngơ ngác" khi vừa mua đã lỗ 26% Cổ phiếu CDH của Công trình công cộng Dịch vụ Du lịch Hải Phòng vừa trải qua một phiên giao dịch "sáng nắng, chiều mưa"... |
Tham vọng của "cá mập" Singapore tại REE - doanh nghiệp lâu đời nhất thị trường chứng khoán Việt REE cùng với SAM là hai doanh nghiệp tiên phong niêm yết cổ phiếu khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|