Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn" |
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi được cải thiện
Chiều 13/9, tiếp tục Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát |
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành giám sát giữa kỳ và tiến hành đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.
Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng, nhất là trong bối cảnh các Chương trình mục tiêu quốc gia đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành của Quốc hội và sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, nguyên tắc trong Nghị quyết của Quốc hội.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện nhiều; công tác kiểm tra, giám sát liên ngành và riêng từng Chương trình được tăng cường. Chính phủ và các bộ, ngành đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, lắng nghe ý kiến các địa phương.
Qua đó, đã tổng hợp được hơn 300 kiến nghị của địa phương, 150 ý kiến kiến nghị của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp và nhiều nội dung Đoàn giám sát phát hiện về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình.
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã kịp thời giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi 11/11 văn bản quan trọng gồm Nghị định 27 và các Thông tư hướng dẫn, cũng như trả lời giải thích, làm rõ những nội dung còn có cách hiểu khác nhau ở địa phương.
Ban Chỉ đạo chung các Chương trình mục tiêu quốc gia đã kiện toàn theo Nghị quyết của Quốc hội thống nhất 01 Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Cơ quan giúp việc cho từng Chương trình căn cứ vào tình hình thực tiễn và kế thừa từ các giai đoạn trước đã thành lập văn phòng điều phối, văn phòng giảm nghèo hoặc tổ công tác.
Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện các Chương trình đã được Chính phủ giao về các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công; nội dung bám sát các nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia; kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến 31/8/2023, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển kéo dài của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt khoảng 58,47% kế hoạch vốn kéo dài (tính tổng vốn kế hoạch của năm 2022 đã giải ngân trong năm 2022 và trong 8 tháng năm 2023 đạt 79,82% kế hoạch năm 2022; kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ước đến 31/8/2023 đạt 41,9% kế hoạch.
"Thông qua hoạt động giám sát, sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là các bộ, ngành, địa phương về nhận thức, nhận diện đối với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, là cơ sở quan trọng để tiếp tục đổi mới một cách toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh.
Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra
Tuy nhiên, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình, nhất là việc ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền quản lý. Các văn bản chính ban hành chậm, chậm được sửa đổi, số lượng văn bản quá nhiều (khoảng trên 400 văn bản của cả trung ương và địa phương). Đến nay, một số địa phương vẫn tiếp tục ban hành các văn bản còn thiếu.
Nhiều văn bản không phù hợp, vướng mắc trong triển khai phải sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều thông tư khác, nhất là các thông tư về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Ban Chỉ đạo chung cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp tuy đã được kiện toàn, thành lập song cơ chế quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo vẫn theo tính chất ngành dọc của từng cơ quan; hiệu quả phối hợp liên ngành (theo chiều ngang) chưa thật sự chuyển biến rõ nét, nhất là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Vai trò của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và sự phối hợp giữa 3 bộ chủ quản với các bộ, ngành trong cơ chế 1 Ban chỉ đạo chung còn có hạn chế. Mô hình tổ chức, bộ máy giúp việc chưa có sự đồng bộ, thống nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện (có tỉnh thành lập văn phòng điều phối, có tỉnh thành lập tổ giúp việc...); đa số địa phương cán bộ cấp huyện, xã là kiêm nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.
Còn có sự trùng lặp về địa bàn, hiện thực hiện cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (nhất là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình dân tộc thiểu số và miền núi); việc lập kế hoạch xác định nhu cầu của các địa phương một số nơi chưa sát thực tế (sử dụng số liệu báo cáo cũ) làm cho công tác thực hiện phân bổ vốn không hợp lý, dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong khi mỗi chương trình lại có cơ chế quản lý khác nhau nên không thực hiện được lồng ghép.
Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương chậm (quý II/2022 mới giao). Tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương chưa hợp lý. Có tình trạng phân bổ vốn dàn đều các nội dung thực hiện chương trình mà chưa sát với tình hình cụ thể, nhu cầu ở các địa phương.
Việc giao chi tiết vốn sự nghiệp theo từng lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần từ trung ương về địa phương tuy theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước nhưng chưa phù hợp với thực tiễn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi dẫn đến sử dụng vốn không linh hoạt, hiệu quả; không thực hiện được cơ chế lồng ghép, chuyển nguồn vốn giữa các dự án.
Việc nắm bắt các vấn đề, hướng dẫn, hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai thực hiện chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng… với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi, chưa tổng hợp được kết quả và công khai minh bạch việc trả lời khó khăn vướng mắc của các bộ, ngành Trung ương.
Những hạn chế, bất cập trên đã làm cho tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 đến 31/01/2023 chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp đạt rất thấp, chỉ đạt 7,82% kế hoạch) và kết quả giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch.
Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả, khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân nguồn vốn ngân sách trung ương của các Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025 là rất khó khăn.
"Nhiều dự án, tiểu dự án chưa thực hiện hoặc chưa phát huy được hiệu quả; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập, mức sống của người dân chưa đạt như mong đợi. Giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu đa chiều, bền vững, chưa hạn chế được tái nghèo, phát sinh nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|