Theo ước tính của Chứng khoán SSI, khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng được bơm ra nền kinh tế trong tháng 12. |
Thời gian qua, đã có 1 số trường hợp doanh nghiệp chia sẻ gặp khó về vốn khi các ngân hàng cạn room cho vay. Vì vậy, quyết định nới hạn mức cho vay lần này, được các doanh nghiệp đón nhận khá tích cực. “Chính sách nới room tín dụng để các ngân hàng giải ngân sẽ giải quyết được cho chúng tôi khoảng 15 - 20% dòng tiền cần trong thời gian cuối năm. Sau Tết, mất 1 đến 2 tháng doanh nghiệp mới có thể vận hành trở lại trong khi những tháng không có doanh thu đó, khi đó dòng tiền tiếp cận từ ngân hàng rất cần thiết cho các doanh nghiệp.” - Ông Trần Thanh Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và thiết bị Bilico chia sẻ.
Đại diện Công ty Cổ phần AMEII Việt Nam - hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu các loại nông sản tươi tới các thị trường ra nước ngoài cũng cho biết họ thường xuyên duy trì tỷ lệ vốn lưu động từ 20 – 30% tổng vốn của doanh nghiệp, và nguồn này là vay từ ngân hàng. Dự kiến thời gian tới, doanh nghiệp này đẩy mạnh xuất khẩu một số nông sản để phục vụ dịp lễ cuối năm, sang thị trường như Mỹ, Trung Quốc…
Nhiều doanh nghiệp khác cũng chia sẻ nguồn vốn tín dụng còn giúp họ chi trả nhiều nhu cầu khác như lương thưởng cuối năm, hay ứng trước tiền nguyên liệu để kịp cho những đơn hàng xuất khẩu đầu năm tới. |
Nhiều doanh nghiệp khác cũng chia sẻ nguồn vốn tín dụng còn giúp họ chi trả nhiều nhu cầu khác như lương thưởng cuối năm, hay ứng trước tiền nguyên liệu để kịp cho những đơn hàng xuất khẩu đầu năm tới.
Không chỉ các doanh nghiệp có chia sẻ tích cực với thông tin nới thêm hạn mức tín dụng, các Ngân hàng cũng đánh giá cao cơ hội cũng như tác động của quyết định nới room tín dụng mà NHNN vừa ban hành. Bà Nguyễn Thị Hương – Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chia sẻ: “Đây là một quyết định phù hợp và kịp thời, góp phần giải tỏa một phần nhu cầu vốn gia tăng vào cuối năm của doanh nghiệp và người dân; hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cuối năm và đầu năm tới.”
Việc phân bổ vốn vào đâu, cho vay với lãi suất thế nào, chất lượng khoản vay ra sao, đều được xem là những tiêu chí quan trọng để NHNN đánh giá xếp hạng các Ngân hàng khi xem xét cấp hạn mức. Vì vậy, các Ngân hàng sẽ phải nắn chỉnh dòng vốn phù hợp theo định hướng chung.
Cùng với hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả trong thời gian qua, ABBANK cũng vừa được nới thêm room tín dụng sau thông báo của NHNN. “Khi tín dụng được nới thêm, ABBANK sẽ làm thủ tục giải ngân cho các doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn hiện đang có hạn mức tại ngân hàng và thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ABBANK tiếp tục nâng cao năng lực quản lý rủi ro, kiểm soát mục đích sử dụng vốn đảm nguồn vốn đi đúng lĩnh vực, đúng đối tượng theo Chỉ đạo.” – Bà Hương nói.
Không chỉ các doanh nghiệp có chia sẻ tích cực với thông tin nới thêm hạn mức tín dụng, các Ngân hàng cũng đánh giá cao cơ hội cũng như tác động của quyết định nới room tín dụng mà NHNN vừa ban hành. |
Năm 2022, Ngân hàng này tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, tập trung giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân chịu tác động của đại dịch COVID-19. Cuối tháng 10, ABBANK triển khai Chương trình “Hưởng vay ưu đãi – Vững lái Kinh doanh” với lãi suất ưu đãi chỉ 5,5%/năm, dành riêng cho các Khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên như: Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; Sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu; Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Chương trình ưu đãi lãi suất này được triển khai trên cơ sở hưởng ứng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước tại thông tư Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 09/06/2015 và Quyết định 1813/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022.
Trước đó vào tháng 06/2022, ABBANK đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho Khách hàng cá nhân, Doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 như: Du lịch, Dịch vụ lưu trú/ăn uống, Vận tải kho bãi, Nông – Lâm Nghiệp/Thủy sản, Công nghiệp chế biến – chế tạo… theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN. ABBANK cũng đã chủ động xây dựng đường dây nóng riêng để giải đáp thắc mắc, phản hồi khách hàng kịp thời đối với các nội dung liên quan đến Chương trình này. Đến cuối tháng 11/2022, đã có gần 100 khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2%/năm tại ABBANK với tổng dư nợ tín dụng được hỗ trợ trên 200 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đến hết tháng 11/2022 của ABBANK là 82.791 tỷ đồng, tăng 9,44% so với thời điểm 31/12/2021. Trong đó, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 35,8% tổng dư nợ tín dụng.
Trên cả nước đến hết tháng 10/2022 tín dụng với các lĩnh vực ưu tiên đang có mức tăng trưởng tốt. Ví dụ như tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 10,93%, chiếm 25% dư nợ chung toàn nền kinh tế. Vốn cho công nghiệp hỗ trợ tăng gần 13%, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng 6,88%.
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|