Tuy nhiên, trong năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các TCTD chiếm 3,81% so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư, giảm so với mức 4,43% năm 2019 và 10,08% năm 2016.
Trong những tháng đầu năm 2021, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn trong phạm vi mục tiêu đề ra. Ước tính đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,78%-2% với mục tiêu đề ra là dưới 3%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém) khoảng 2,91% - 3,15%, mục tiêu đề ra là dưới 5%.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, dự báo, đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các TCTD ước tính ở mức tương ứng là 1,54-1,91% và 3,43 - 3,84%.
Đáng chú ý, nếu tính thêm các khoản nợ không chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư số 01, đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống các TCTD dự báo ở mức 4,56% - 4,98%.
Báo cáo nhận định trong trường hợp kinh tế năm 2021 chậm phục hồi do tác động của dịch bệnh, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu tiềm ẩn theo dự báo ở mức khá cao, có thể lên đến gần 5% (trường hợp tính thêm các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 01).
Linh Đan
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|