Chỉ số DXY tăng lên 104,8 điểm vào ngày 13/9/2023 (tăng 2,9% so với hồi cuối tháng 7). Sự gia tăng của DXY được thúc đẩy bởi: Fed gia tăng khả năng tăng lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong năm nay do dữ liệu kinh tế khả quan, cùng với đó lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng cao do chính phủ Mỹ tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Theo VNDirect, tỷ giá tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ nợ, tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hàng tiêu dùng nhập khẩu |
Chỉ số DXY tăng đã gây áp lực lên VND khi tỷ giá USD/VND liên ngân hàng leo lên mức 24.147 vào ngày 13/9/2023 (tăng 1,9% so với cuối tháng 7 và +2,2% so với đầu năm).
Ngoài ra, áp lực càng gia tăng bởi Trung Quốc nới lỏng tiền tệ gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ và chúng tôi nhận thấy rằng trong quá khứ VND có tương quan cao với đồng Nhân dân tệ, bên cạnh đó áp lực lạm phát trong nước tăng lên trong những tháng cuối năm 2023.
Trong khi đó, đồng USD cũng tăng giá so với hầu hết các đồng tiền trong khu vực, đáng chú ý là đồng Peso Philippines (tăng 1,8% so với đầu năm), Baht (tăng 3,2% so với đầu năm), Nhân dân tệ (tăng 5,1% so với đầu năm) và Ringgit Malaysia (tăng 6,3% so với đầu năm).
Theo VNDirect, tỷ giá tăng sẽ làm tăng nghĩa vụ nợ (đặc biệt là đối với khu vực tư nhân). Nó cũng làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và hàng tiêu dùng nhập khẩu, từ đó gia tăng áp lực lên lạm phát trong nước.
Do đó, khi áp lực từ tỷ giá càng lớn, thì càng ít dư địa cho NHNN tiếp tục giảm lãi suất điều hành. VNDirect tin rằng NHNN sẽ tạm dừng hạ lãi suất điều hành ít nhất cho đến nửa đầu năm 2024 vì NHNN cần cân bằng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng trong bối cảnh áp lực tỷ giá và lạm phát gia tăng.
Theo VNDirect, NHNN vẫn có một số yếu tố hỗ trợ để ổn định tỷ giá, bao gồm: thặng dư thương mại duy trì ở mức cao, FDI và kiều hối tích cực và các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ.
Việc giữ tỷ giá biến động trong phạm vi phù hợp (<3%) sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam.
VNDirect tin rằng mức giảm giá vừa phải của VND so với USD (<3%) sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu (tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam).
Ngoài ra, VNDirect cũng cho rằng điều này ít có khả năng khiến cho dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh ra khỏi Việt Nam.
Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm.
Qua đó, tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đến nay, lãi suất cho vay đã có xu hướng giảm (lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022); hiện ở mức khoảng 8,4%/năm. Lãi suất cho vay USD vẫn thấp hơn lãi suất cho vay VND, hiện ở mức khoảng 5%/năm.
Với tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, thì dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay VND sẽ tiếp tục giảm.
"Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh”, nhà điều hành cho biết.
Liên quan đến việc đồng Nhân dân tệ (CNY) đang mất giá mạnh và tác động đến tỷ giá VND/USD, Ngân hàng Nhà nước cho biết nguyên nhân tác động bởi: CNY mất giá có thể tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND thông qua ảnh hưởng tâm lý, kỳ vọng thị trường về xu hướng mất giá của đồng tiền so với USD cũng như quan ngại về khả năng dòng tiền chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi.
Ngoài ra, thị trường dự kiến việc đồng CNY mất giá sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc theo hướng tăng nhập siêu cho Việt Nam, tạo áp lực nhất định lên tỷ giá.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho biết với cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm của Việt Nam, tỷ giá trung tâm diễn biến trên cơ sở tham chiếu diễn biến của giỏ đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với Việt Nam, trong đó bao gồm Trung Quốc. Theo đó, tỷ giá trung tâm phản ánh được diễn biến thị trường quốc tế nói chung, bao gồm diễn biến căng thẳng thương mại quốc tế, diễn biến CNY và các đồng tiền khác.
“Việc điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp, can thiệp ngoại tệ linh hoạt, chủ động cùng với các biện pháp khác của Ngân hàng Nhà nước góp phần ổn định tâm lý thị trường, hạn chế áp lực biến động bất thường, quá mức đối với tỷ giá thị trường, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ và ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế thời gian vừa qua, mặc dù CNY và nhiều đồng tiền châu Á khác biến động mạnh nhưng tỷ giá USD/VND vẫn tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/9: Đô la Mỹ, yen Nhật điều chỉnh tăng, euro quay đầu giảm Vào sáng ngày hôm nay (15/9), tỷ giá USD, tỷ giá yen Nhật đồng loạt tăng. Trong khi tỷ giá euro quay đầu giảm ở ... |
Ngân hàng Nhà nước nói gì về áp lực tỷ giá trong nửa cuối 2023? Trong thời gian tới, việc Fed vẫn duy trì lãi suất điều hành ở mức cao, có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn ... |
Tỉ giá tiến về vùng 24.500 đồng, khối ngoại bán ròng gần 500 tỉ đồng trong ngày 18/9 Tỉ giá tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch 18/9. Đáng chú ý, với đà tăng của tỉ giá, khối ngoại tiếp ... |
Mai Lan (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|