Tỷ giá euro hôm nay 26/8/2022: Đồng loạt “lao dốc”

(Banker.vn) Tỷ giá euro hôm nay 26/8 tại các ngân hàng quay đầu giảm ở hai chiều giao dịch. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá euro giảm ở cả hai chiều mua – bán.
Tỷ giá euro hôm nay 26/8/2022
Tỷ giá euro hôm nay 26/8/2022

Theo khảo sát, ngân hàng Vietcombank đang giao dịch với tỷ giá mua - bán euro là 22.746 VND/EUR và 24.019 VND/EUR, lần lượt giảm 58 đồng và 62 đồng.

VietinBank có tỷ giá euro cùng giảm 56 đồng ở hai chiều mua và bán, lần lượt đạt mức 22.939 VND/EUR và 24.074 VND/EUR.

Tỷ giá euro tại BIDV lần lượt giảm 25 đồng ở chiều mua vào và 27 đồng ở chiều bán ra, tương ứng với mức 22.914 VND/EUR và 23.978 VND/EUR.

Ngân hàng Techcombank điều chỉnh tỷ giá mua euro giảm 51 đồng xuống mức 22.738 VND/EUR và tỷ giá bán giảm 55 đồng về mức 24.053 VND/EUR.

Tại Eximbank, tỷ giá mua và bán euro là 23.052 VND/EUR và 23.580 VND/EUR, cùng giảm 62 đồng so với phiên hôm trước.

Tương tự, Sacombank triển khai tỷ giá mua euro là 22.943 VND/EUR và tỷ giá bán là 23.857 VND/EUR, giảm lần lượt 67 đồng và 72 đồng.

Đối với ngân hàng HSBC, tỷ giá mua - bán euro là 22.887 VND/EUR và 23.774 VND/EUR (ứng với mức giảm 59 đồng và 62 đồng).

Theo khảo sát, tỷ giá mua euro tại các ngân hàng đang dao động từ 22.738 VND/EUR đến 23.052 VND/EUR. Ở chiều bán ra, tỷ giá dao động trong khoảng 23.580 - 24.074 VND/EUR.

Trong số các ngân hàng được khảo sát, Eximbank có tỷ giá euro cao nhất ở chiều mua vào. Đồng thời, Eximbank cũng là ngân hàng có tỷ giá thấp nhất ở chiều bán ra.

Trên thị trường chợ đen cho thấy, tỷ giá euro cùng giảm 39 đồng ở hai chiều mua - bán, được giao dịch với mức tương ứng là 24.056 VND/EUR và 24.256 VND/EUR.

Tỷ giá euro hôm nay 26/8/2022: Đồng loạt “lao dốc”

Trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận giao dịch ở mức 0,9969 USD/EUR, giảm 0,05% so với giá đóng cửa ngày 25/8.

Đà giảm của đồng euro đã chững lại sau khi nền kinh tế Đức tăng trưởng trong quý II, đánh bại kỳ vọng không tăng trưởng. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng trưởng 0,1% theo quý và 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, được hỗ trợ bởi chi tiêu của tư nhân và chính phủ bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng.

Các biên bản từ cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ sớm có hiệu lực và có thể tác động mang tính “diều hâu” hơn do ECB đã nâng lãi suất lên 50 điểm cơ bản vào thời điểm đó.

Hoàng Quyên

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán