Tỷ giá euro hôm nay 14/9/2022: “Lao dốc” hàng hoạt

(Banker.vn) Tỷ giá euro tại các ngân hàng giảm đồng loạt ở cả hai chiều mua và bán. Tại thị trường không chính thức, tỷ giá euro tiếp tục giảm ở hai chiều mua – bán.
Tỷ giá euro hôm nay 14/9/2022
Tỷ giá euro hôm nay 14/9/2022

Theo khảo sát, hiện Vietcombank đang giao dịch với tỷ giá mua euro là 22.890 VND/EUR và tỷ giá bán là 24.171 VND/EUR, giảm lần lượt 342 đồng và 362 đồng. Ngân hàng VietinBank có tỷ giá mua và bán euro là 23.162 VND/EUR và 24.297 VND/EUR, cùng giảm 274 đồng.

Đối với ngân hàng BIDV, tỷ giá euro giảm 287 đồng ở chiều mua vào và 300 đồng ở chiều bán ra, lần lượt đạt mức 23.111 VND/EUR và 24.183 VND/EUR.

Tại Techcombank, tỷ giá mua euro giảm 302 đồng xuống mức 22.931 VND/EUR và tỷ giá bán giảm 289 đồng về mức 24.260 VND/EUR.

Tỷ giá mua euro tại Eximbank là 23.263 VND/EUR và tỷ giá bán là 23.804 VND/EUR, lần lượt giảm 271 đồng và 278 đồng. Sacombank triển khai tỷ giá mua - bán euro là 23.114 VND/EUR và 24.043 VND/EUR (ứng với mức giảm 312 đồng và 298 đồng).

Tương tự, tỷ giá euro tại ngân hàng HSBC cũng được điều chỉnh giảm 328 đồng ở chiều mua và 341 đồng ở chiều bán, tương đương với mức 23.041 VND/EUR và 23.934 VND/EUR.

Theo khảo sát, tỷ giá mua euro tại các ngân hàng đang dao động trong phạm vi 22.890 - 23.263 VND/EUR. Ở chiều bán ra, tỷ giá dao động từ 23.804 VND/EUR đến 24.297 VND/EUR.

Trong số các ngân hàng được khảo sát, Eximbank có tỷ giá euro cao nhất ở chiều mua vào và Eximbank cũng là ngân hàng có tỷ giá thấp nhất ở chiều bán ra.

Khảo sát lúc 9h20 trên thị trường không chính thức cho thấy, tỷ giá euro giảm 164 đồng ở chiều mua và 104 đồng ở chiều bán, được giao dịch với mức tương ứng là 23.859 VND/EUR và 24.019 VND/EUR.

Tỷ giá euro hôm nay 14/9/2022: “Lao dốc” hàng hoạt

Trên thị trường quốc tế, đồng euro ghi nhận lúc 9h20 giao dịch ở mức 0,9988 USD/EUR, tăng 0,18% so với giá đóng cửa ngày 13/9.

Đồng euro đã giảm xuống dưới mức ngang giá khi USD phục hồi sau đợt hưởng lợi từ việc tăng lãi suất cao vào tuần trước của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các bình luận “diều hâu” của một số quan chức, bao gồm cả Chủ tịch Deutsche Bundesbank Joachim Nagel.

Phương Thảo

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán