Những doanh nhân bước ra từ bục giảng |
Shark Đỗ Liên
Shark Liên tên thật là Đỗ Thị Kim Liên (1986), tại Mê Linh Vĩnh Phúc là gương mặt quen thuộc trên chương trình Shark Tank Việt Nam.
Theo tìm hiểu, Shark Liên sinh ra trong gia đình có truyền thống giáo dục lâu đời. Vì thế, ngay từ lúc nhỏ bà cũng theo định hướng của gia đình, thi và học tại Khoa Ngữ văn của Trường đại học Sư phạm Hà Nội II.
Chia sẻ với truyền thông, Shark Liên cho hay “Nghề giáo cao quý nhưng nó không có cơ hội sáng tạo nhiều. Trong khi tôi là một người mạnh mẽ, thích hợp với thương trường hơn”.
Dường như cuộc sống êm đềm của nghề giáo không thỏa mãn được tố chất con người của Đỗ Liên, sau 3 năm đứng lớp, bà đã Nam tiến để thực hiện những bước thay đổi cuộc đời mình sau này.
Ban đầu, bà từng làm nhân viên thuyết trình của Viện Bảo tàng Vũng Tàu. Đến năm 1996, bà tham gia làm việc tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh. 8 năm sau, bà đồng sáng lập ra thương hiệu bảo hiểm AAA, một trong số các đồng đội của bà thời điểm đó chính là chồng bà, ông Lê Toàn.
Bên cạnh công việc kinh doanh, Shark Liên có mối quan tâm đặc biệt với các hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, bà cũng hỗ trợ kinh phí lớn để nuôi dưỡng, bảo trợ và giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Shark Liên của chương trình Shark Tank Việt Nam |
Đáng chú ý, Shark Liên đã từng được chính phủ Nam Phi ca ngợi và gửi thư khen vì việc quảng bá hình ảnh đất nước Nam Phi tại Việt Nam.
Hiện tại, Shark Liên là nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm LIAN, Lãnh sự danh dự của Nam Phi tại TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund), Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM).
Ông Bùi Quang Ngọc - Thành viên Hội đồng sáng lập FPT
Tại FPT, ông Bùi Quang Ngọc sinh ngày 3/12/1956 tại Khoái Châu, Hưng Yên là một trong những lão tướng, công thần, có đóng góp lớn cho tập đoàn này kể từ thời kỳ sơ khai, mới thành lập.
Theo tìm hiểu, ông Ngọc đã từng là giảng viên khoa Toán-Tin ĐH Bách khoa Hà Nội. Năm 1979 ông tốt nghiệp cử nhân Toán tại Đại học Tổng hợp Kishinhov. Đến năm 1986, ông Bùi Quang Ngọc nhận bằng Tiến sĩ Cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble, Pháp.
Sau gần chục năm đứng trên giảng đường đại học, năm 1988 trước lời mời của người bạn thân Trương Gia Bình, vốn sẵn tính phiêu lưu, ông Ngọc bỏ công việc giảng viên Đại học ổn định để tham gia sáng lập Tập đoàn FPT.
Trong suốt 25 năm từ một giảng viên của một trường Đại học danh tiếng, ông Bùi Quang Ngọc trở thành người của FPT với vị trí Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Phó TGĐ FPT và là một trong những cánh tay phải đắc lực của Chủ tịch Trương Gia Bình.
Ông được FPT miêu tả là chuyên gia hàng đầu về CNTT của FPT từ những năm 1990 và được bình chọn là một trong 10 lãnh đạo CNTT xuất sắc nhất Đông Nam Á vào năm 2005.
Ông Bùi Ngọc Quang - Thành viên Hội đồng sáng lập FPT |
Trong 25 năm làm việc tại FPT, ông là người chịu trách nhiệm quản lí những dự án lớn của FPT như thống nhất công ty FPT trên toàn quốc (Bắc - Nam 2002); tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011).
Với cương vị TGĐ Tập đoàn FPT từ năm 2013, vị thuyền trưởng Bùi Quang Ngọc đã nâng tầm FPT trở thành một trong những Tập đoàn giá trị nhất Việt Nam, là nơi làm việc mơ ước của các lập trình viên Việt Nam.
Ông Trần Nhật Thành - ông chủ DELTA Group
Doanh nhân Trần Nhật Thành hay còn gọi là thầy “ Thành Thép” đây là cái tên mà không ít sinh viên đã từng theo học ưu ái đặt cho, sở dĩ có cái tên đó bởi doanh nhân Trần Nhật Thành từng giảng dạy bộ môn kết cấu thép tại trường Đại học Xây dựng.
Được biết, năm 1975, ông Thành tốt nghiệp Thạc sĩ với tấm bằng chuyên ngành kỹ thuật xây dựng của Đại học Kharkov, Liên Bang Xô Viết. Sau đó ông trở về nước làm giảng viên Trường Đại học Xây dựng.
Chia sẻ về “cái được” lớn nhất trong hơn 30 năm trên giảng đường và nghiệp làm thầy, ông Trần Nhật Thành cho biết, thành công nhất chính là tạo ra những kỹ sư, người thợ xây dựng vừa có tâm vừa có tri thức.
Ông cũng từng có một khoảng thời gian giữ chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học Kỹ thuật xây dựng.
Có lẽ vì có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục nên Chủ tịch Trần Nhật Thành khá đề cao yếu tố con người trong công việc. Ông Thành luôn muốn xây dựng được một nguồn nhân lực có chất lượng cao, yêu nghề và phù hợp với văn hóa tại DELTA.
"Ngành xây dựng rất cạnh tranh, để doanh nghiệp phát triển thì yếu tố con người luôn phải đặt lên hàng đầu. Tôi từng là giảng viên Đại học Xây dựng, rất coi trọng công tác nhân sự. Tập đoàn Delta có cơ chế và hệ thống đào tạo theo nhiều lớp, nhiều tầng và theo từng lĩnh vực chuyên môn. Thí dụ như đào tạo cho các chỉ huy trưởng công trường về công nghệ thi công, hệ thống thiết bị máy móc, công nghệ vật liệu mới, hệ thống và chương trình quản lý mới như ERP, PMI, SCOR, BIM... Từ khâu thiết kế tới tổ chức thi công làm sao chi phí thấp nhất mà đưa ra được sản phẩm cuối cùng bảo đảm tốt nhất", ông Thành từng chia sẻ với báo chí.
Ông Trần Nhật Thành - ông chủ DELTA Group |
Kiến thức sâu rộng của một nhà giáo, nhà khoa học kết hợp với kinh nghiệm thực tế đã giúp Chủ tịch Trần Nhật Thành từng bước dẫn dắt Delta Group từng bước phát triển, trở thành một "ông lớn" trong lĩnh vực xây dựng, cùng với nhiều cái tên đình đám khác như: Coteccons, Ricons, Xây dựng Hòa Bình,...
Hiện tại, ông đang giữ chức Chủ tịch HĐQT tại Tập đoàn Xây dựng DELTA và đang giảng dạy tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long
Trước khi bắt đầu với nghiệp kinh doanh, Doanh nhân Đỗ Long đã giảng dạy 5 năm sau khi hoàn thành những năm tháng học sư phạm để theo nghề giáo. Sau 5 năm trên bục giảng đó, ông Long đã chọn kinh doanh và giữ vững cho tới giờ.
Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long |
Xưởng sản xuất cao su của gia đình chính là nơi ông Long bước chân vào nghiệp kinh doanh. Ngày đó, bắt đầu với các sản phẩm như giày dép, vỏ xe bằng cao su, đơn giản thế, nhưng không dễ làm. Vì cơ chế bao cấp, rồi lại ngăn sông, cấm chợ, nên vật liệu thiếu thốn đã đành, nhưng kiếm được rồi cũng khó vận chuyển về xưởng. Đã vậy mà trời còn thử lòng ông. Khi công việc đang hòm hòm thì… cháy xưởng. Ông trắng tay, nhưng không thể dừng lại, vì còn cơm áo của cả nhà.
Từ đống tro tàn và mất hết vốn liếng, ông Long đã dần dần gây dựng lại. Hoạt động của tổ hợp sản xuất do ông dẫn dắt dần ổn định hơn, từ đó đã hình thành nên Xí nghiệp hợp doanh Cao su - nhựa Tân Bình (Tabifac - tiền thân của Bita’s ngày nay). Khi đó, hoạt động của Xí nghiệp lại phụ thuộc vào thị trường Liên Xô, Ba Lan và các nước khối Đông Âu. Đặc biệt, Đông Âu là thị trường lớn nhất nên vào thời điểm 1989-1990 Đông Âu sụp đổ, Tabifac cũng phải tan rã theo với số nợ vài tỷ đồng để lại. Nhưng ông Long đã làm sống lại sự nghiệp một thời gian sau đó.
Năm 1992, ông Đỗ Long đã lập nên Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (Bita’s), đây là lần khởi nghiệp thứ ba của ông Đỗ Long, cũng là sự nghiệp đem lại vinh quang cho doanh nhân Đỗ Long.
Soi profile của “tân binh” sàn HOSE Siba Group: Thành viên hệ sinh thái Tân Long, lợi nhuận tăng trưởng bằng lần “Tân binh” của sàn HOSE - Công ty CP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba là một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái ... |
Doanh nhân tuần qua: Bầu Đức vui mừng khoe thành quả với trái sầu riêng “1 vốn 5 lời” Bầu Đức khoe bán được hơn 440 tấn sầu riêng, ông Chu Đức Lượng – Chủ tịch Tập đoàn Phú Mỹ xin rút khỏi HĐQT ... |
Những doanh nhân nổi tiếng bước ra từ bục giảng Trước khi thành danh trên thương trường, không ít doanh nhân Việt Nam từng có thời gian gắn bó vởi “bảng đen”, “phấn trắng” trên ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|