TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu nhà đầu tư tổ chức dẫn dắt

(Banker.vn) Trong hội thảo đầu tư - "Thị trường Chứng khoán nửa cuối 2023" do CTCK Phú Hưng tổ chức, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, trong vòng ba năm trở lại đây VN-Index có sự dao động rất lớn. Cũng theo ông Hiếu, một thị trường ổn định và bền vững không có sự dao động mạnh như thế...

Mới đây, CTCK Phú Hưng (HOSE: PHS) đã tổ chức hội thảo đầu tư trực tuyến - "Thị trường Chứng khoán nửa cuối 2023" với sự tham gia của khách mời đặc biệt - TS. Nguyễn Trí Hiếu, người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tại buổi hội thảo, ông Hiếu đưa ra nhiều nhận định tương đối khách quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo quan điểm của ông Hiếu, trong vòng ba năm trở lại đây, VN-Index có sự dao động rất lớn. Trong năm 2020, đã có thời điểm VN-Index rơi xuống còn 700 điểm. Sang năm 2022, thị trường bất ngờ tăng mạnh lên 1.500 điểm. Qua 2023, đã có thời điểm thị trường rơi xuống 1.000 điểm. Cuối cùng, tính tới tháng 6/2023, VN-Index lại lên 1.100 điểm. Có thể thấy rằng thị trường có mức độ dao động rất lớn. Sự dao động lớn của thị trường chứng khoán chứng tỏ vài điều:

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu nhà đầu tư tổ chức dẫn dắt
Hội thảo đầu tư trực tuyến - Thị trường Chứng khoán nửa cuối 2023, khách mới: TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Điều thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam không có sự ổn định và bền vững. Một thị trường ổn định và bền vững không có sự dao động mạnh như thế, ông Hiếu chia sẻ. Với gần 30 năm thành lập, ông Hiếu cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối còn non trẻ.

Trong gần 30 năm qua, TTCK Việt Nam đã giúp làm nhẹ đi gánh nặng của hệ thống ngân hàng. Trước đó, tất cả thành phần kinh tế, ngoài Chính phủ ra thì đều phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Gánh nặng đó càng ngày càng lớn cho tới khi thị trường chứng khoán ra đời. Ở một khía cạnh khác, ngoài giúp giảm nhẹ gánh nặng cho ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán lại tạo ra nhiều "sự bất ổn", đặc biệt là trong năm 2022. Trong năm vừa qua, không những thị trường chứng khoán biến động mạnh mà thị trường trái phiếu cũng rơi vào bất ổn. Những vụ đại án như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát đã đẩy thị trường chứng khoán vào giai đoạn vô cùng khó khăn và làm nhiều nhà đầu tư mất niềm tin.

Điều thứ hai, thành phần tham gia chính của thị trường chứng khoán cũng như trái phiếu đa phần là nhà đầu tư cá nhân. Theo ông Hiếu, đặc điểm của NĐT cá nhân là hay đi theo số đông. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự bất ổn cho thị trường chứng khoán khi có quá nhiều nhà đầu tư cá nhân thay vì nhà đầu tư tổ chức dẫn dắt thị trường.

Điều thứ ba, thị trường chứng khoán bị dẫn dắt bởi khối ngoại rất nhiều. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra thì nhà đầu tư cá nhân cũng "chạy ra" khỏi thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua vào thì nhà đầu tư cá nhân lại "chạy vào". Những yếu tố đó tạo ra sự bất ổn của thị trường.

Điều cuối cùng, thị trường chứng khoán có ổn định, bền vững hay không phải phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP 8,02% trong năm 2022, nhưng đó lại là mức tăng trưởng so với năm 2021, thời điểm mà cả thế giới phải đối mặt với đại dịch coivd. Ông Hiếu đánh giá mức tăng trưởng 8,02% của năm 2022 không phải mức tăng trường mạnh. Tính đến hết quý I/2023, GDP của Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 3,32%, một mức tăng trường thấp. Ngoài ra,chỉ trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản tăng lên gấp đôi so với năm 2022. Với sự suy yếu của nền kinh tế, thị trường chứng khoán sẽ gặp nhiều biến động mạnh.

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thị trường chứng khoán Việt Nam không có sự ổn định và bền vững
Diễn biến VN-Index.

Ông Hiếu cũng chia sẻ thêm, tính từ đầu năm đến nay, NHNN đã 3 lần hạ lãi suất điều hành nhưng lãi suất cho vay không hạ nhiều. Điều này có tác động tới thị trường chứng khoán tuy nhiên lại chưa vực dậy được sức khỏe của nền kinh tế. Theo ông Hiếu, vấn đề hạ lãi suất không phải mũi tên đánh trúng đích và vấn đề hiện nay, các doanh nghiệp không thể hấp thụ được vốn, hay nói cách khác không có khả năng vay vốn. Chính vì vậy, sức khỏe của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết. Do đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu đã đưa ra góc nhìn cẩn trọng về thị trường chứng khoán Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Cần phải cân nhắc kỹ việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở Việt Nam

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải ...

VN-Index không dễ vượt qua vùng kháng cự mạnh 1.120-1.140 điểm, NĐT nên hiện thực hóa lợi nhuận

Thị trường chứng khoán trong nước có tuần giao dịch đầy tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản, qua đó đưa VN-Index tiến ...

Nhà đầu tư nên nghĩ về kịch bản phân phối đỉnh của VN-Index

Một số dự báo cho rằng, thời của cổ phiếu nhóm "bank, chứng, thép" chưa thực sự tới, cho nên thị trường "khó lòng" đi ...

​​​​​​

Thiên Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán