EU lên kế hoạch điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc | |
Trung Quốc tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ nhập khẩu dầu thô giá rẻ | |
CPI tháng 9 chững lại, giảm phát tiếp diễn tại Trung Quốc |
Suy giảm xuất nhập khẩu hàng hóa đã thu hẹp
Một loạt các biện pháp hỗ trợ chính sách của Trung Quốc trong những tháng gần đây đã bắt đầu ổn định ở một số khu vực, nhưng cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và căng thẳng địa chính trị vẫn là lực cản đối với hoạt động chung.
Cụ thể, các lô hàng xuất đi trong tháng 9 đã giảm 6,2% so với một năm trước, sau khi giảm 8,8% trong tháng 8 và thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế về mức giảm 7,6% trong một cuộc khảo sát của Reuters.
Các số liệu này được hỗ trợ bởi các đơn đặt hàng xuất khẩu mới, khi thị trường tiêu thụ vào thời điểm nhu cầu tăng cao trước lễ Giáng Sinh.
Xu Tianchen, chuyên gia kinh tế cấp cao của Economist Intelligence Unit, cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy xu hướng tăng trưởng theo chu kỳ trong lĩnh vực điện tử toàn cầu đang khiến thương mại toàn cầu chạm đáy, và dữ liệu thương mại của Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất”.
Ông nói thêm: “Điều này mang lại lý do để lạc quan về bức tranh thương mại tươi sáng hơn vào năm 2024”.
Mộc Trà việt hóa |
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc trong tháng 9 - một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm ở mức chậm nhất trong 11 tháng. Chất bán dẫn chiếm phần lớn trong các giao dịch thương mại giữa hai bên, báo hiệu nhu cầu ngày càng tăng về linh kiện của các nhà sản xuất Trung Quốc để tái xuất thành phẩm.
Hoạt động thương mại toàn cầu, được đại diện bởi Chỉ số Baltic – BDI Index, cũng báo cáo sự tăng trưởng đáng kể trong tháng 9.
Tuy nhiên, theo Lv Daliang – Đại diện phát ngôn của Tổng cục Hải quan cho biết, thương mại Trung Quốc vẫn phải đối mặt với môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia ASEAN đã giảm thêm trong tháng 9 so với một tháng trước đó. Hiện nay, khu vực này đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của gã khổng lồ châu Á, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ và châu Âu về thương mại, công nghệ và địa chính trị.
Tháng 9 đưa ra một bức tranh hỗn hợp về thị trường hàng hóa. Cụ thể, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 9 tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu đồng giảm 5,8%. Nhìn chung, tổng nhập khẩu hàng hóa giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, giảm 6,3% - tín hiệu tích cực hơn mức giảm 7,3% trong tháng 8, và phản ánh sự phục hồi dần dần của nhu cầu trong nước.
Kết quả, thặng dư thương mại ghi nhận 77,71 tỷ USD trong tháng 9, so với mức thặng dư 70 tỷ USD dự kiến trong cuộc khảo sát và con số 68,36 tỷ USD trong tháng 8.
Nhìn chung, các nhà kinh tế cho rằng còn quá sớm để đưa ra nhận định về nhu cầu nội địa Trung Quốc sẽ tăng như thế nào trong những tháng tới, khi lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, những bất ổn về việc làm và tăng trưởng thu nhập hộ gia đình gây ra rủi ro cho sự phục hồi ổn định.
Nền kinh tế trị giá 18 nghìn tỷ USD bắt đầu mất đà từ quý II, chỉ một thời gian ngắn phục hồi sau đại dịch Covid19, khiến các nhà hoạch định chính sách đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi, trong bối cảnh thị trường nhà ở trì trệ, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao và áp lực trả nợ địa phương ngày càng gia tăng.
Dữ liệu lạm phát được công bố ngày 13/10 cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc chững lại và giá xuất bán tại nhà máy giảm nhanh hơn một chút so với dự kiến vào tháng trước, cho thấy áp lực giảm phát vẫn tồn tại trong nền kinh tế. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) ghi nhận tăng 0,8% so với cùng kỳ, ngang bằng với tháng 8. Trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 giảm 2,5% so với cùng kỳ, ghi nhận tháng thứ 12 liên tiếp ở mức âm mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng 8.
Tuy nhiên, các nhà chức trách có thể yên tâm phần nào từ dữ liệu gần đây bao gồm hoạt động lạc quan của nhà máy và doanh số bán lẻ, trong khi lượng khách du lịch trong kỳ nghỉ Lễ Quốc Khánh đã tăng 4% so với mức trước đại dịch 2019.
Để giúp nền kinh tế đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% của chính phủ, Trung Quốc đang xem xét phát hành thêm ít nhất 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) nợ chính phủ để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Đây cũng là thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị tung ra một đợt kích thích mới, một số nguồn tin thân thiết chia sẻ với Bloomberg News.
Hầu hết các nhà phân tích đã nhắc lại trong những tháng gần đây rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải tiến xa hơn, thông qua việc đưa các biện pháp từng phần để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế.
Robert Carnell, người đứng đầu khu vực nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại ING cho biết: “Bất cứ điều gì xuất hiện từ Bắc Kinh trong những tháng tới, có thể sẽ không đủ nhanh để tạo ra bất kỳ sự khác biệt có ý nghĩa nào cho đến cuối năm 2023”.
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/10: Diễn biến mới giữa Israel-Hamas hỗ trợ giá dầu, quặng sắt và cà phê cũng khởi sắc Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, giá dầu thô được hỗ trợ một phần do lo ngại về xung đột Israel-Hamas lan ... |
Tổ hợp hóa dầu 3 tỷ USD ở Tân Cương và tính toán của Trung Quốc trên “bàn cờ” dầu mỏ Trung Quốc đang xây dựng một trong những tổ hợp hóa dầu lớn nhất cả nước, để phục vụ cho nhu cầu dầu thô dự ... |
Xuất khẩu thép thô của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng Theo Hiệp hội thép Việt Nam, xuất khẩu thép thô 9 tháng đầu năm tăng trưởng 81% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,4 triệu ... |
Mộc Trà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|