Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực

(Banker.vn) Theo WGC, trong tháng 5, Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực do giá vàng trong nước đạt mức cao kỷ lục và đồng nội tệ suy yếu.
Vietjet giảm 50% vé bay Thành Đô, Tây An, Hong Kong (Trung Quốc) Doanh số xe sang ở Trung Quốc giảm mạnh, xe điện nội địa 'lên ngôi' Việt Nam đang bán tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc

Bình luận thị trường vàng tháng 5 của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, giá vàng trong tháng 5, với mức tăng 2% lên 2.348 USD/ounce, đánh dấu mức tăng hàng tháng lần thứ 3 liên tiếp. Mặc dù có mức tăng nhẹ hơn so với tháng 3 và tháng 4, giá vàng vẫn đạt mức cao nhất lịch sử là 2.427 USD/ounce vào giữa tháng 5 trước khi quay đầu giảm. Tình hình sôi động trên thị trường đã đưa vị thế tiền được quản lý dài hạn của các nhà đầu tư trên sàn COMEX (sàn giao dịch hàng hóa tương lai tại Mỹ) lên mức cao nhất trong 4 năm qua.

Mô hình phân bổ lợi nhuận vàng (GRAM) của WGC không chỉ ra một biến số nào chi phối hiệu suất của vàng trong tháng 5. Các yếu tố tích cực bao gồm đà tăng giá vàng và đồng đô la Mỹ yếu, nhưng tác động không đáng kể. Yếu tố lớn nhất vẫn là thành phần không thể giải thích, có thế do hoạt động mua bán vàng phi tập trung, không qua sàn giao dịch và sức mua mạnh mẽ của khối ngân hàng trung ương.

Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực
Trong tháng 5, giá vàng thế giới duy trì đà tăng liên tục với mức tăng 2%. Ảnh: Pixabay

Các quỹ giao dịch hoán đổi vàng (ETF) đã ghi nhận dòng tiền chảy vào hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 5/2023 với tổng giá trị đạt 529 triệu USD, làm tăng danh mục tổng tài sản được quản lý (AUM) lên 2%, đạt 234 USD, mức cao nhất kể từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, số lượng vàng trong quỹ vẫn còn thấp hơn 8,2% so với mức trung bình trong năm 2023.

Các quỹ ETF ở châu Âu và châu Á đã thúc đẩy dòng tiền toàn cầu, trong đó châu Á ghi nhận dòng tiền hàng tháng thứ 15 liên tiếp với số tiền 398 triệu đô la Mỹ trong tháng 5 dù được xem là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2023.

Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực do giá vàng trong nước đạt mức cao kỷ lục và đồng nội tệ suy yếu, trong khi Nhật Bản ghi nhận dòng tiền chảy vào mạnh mẽ nhờ giá vàng trong nước hấp dẫn. Châu Á đã thu hút 2,6 tỷ USD đến thời điểm này trong năm 2024, trở thành khu vực duy nhất có dòng tiền vào các quỹ ETF và tổng tài sản quản lý của các quỹ châu Á đã tăng 41%, mức cao nhất trong lịch sử.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới cho biết: “Tình hình thị trường vàng phụ thuộc vào dữ liệu về tăng trưởng và lạm phát của Mỹ. Vào tháng 5, USD đã đảo chiều sau nhiều đợt tăng giá kéo dài từ đầu năm 2024 khi lạm phát có xu hướng giảm, giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất. Sự suy yếu của USD có thể có lợi cho vàng. Ngoài ra, USD chi phối mạnh bởi dữ liệu kinh tế kém lạc quan hơn và tốc độ tăng trưởng toàn cầu đang diễn ra bên ngoài Mỹ có thể làm giảm hiệu suất của đồng tiền này”.

Theo ông Shaokai Fan, gần đây, vàng gần như đã vượt qua USD khi người mua ở các thị trường mới nổi dường như ít chú ý hơn đến USD hoặc những kỳ vọng về chính sách tiền tệ của phương Tây. USD suy yếu trong tương lai có thể thu hút các nhà đầu tư phương Tây quay lại thị trường vàng, những người đang chờ đợi một cú hích.

Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thông báo giữ lãi suất ổn định và dự kiến chỉ hạ lãi suất một lần vào năm 2024 mặc dù lạm phát có một số tiến triển, do tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức tốt hơn mức mà ngân hàng trung ương Mỹ cho là bền vững trong dài hạn.

Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng nên kim loại quý đã mất động lực đi lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đang dự báo khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất khoảng 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục