Triển vọng sáng đang mở ra đối với ngành dệt may khi nhiều doanh nghiệp trong ngành đã nhận đơn hàng cho đến quý II/2023. Phản ánh tín hiệu khả quan, cổ phiếu của một số doanh nghiệp dệt may có diễn biến tăng giá trong tuần qua như TCM của Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, TNG của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, MSH của Công ty cổ phần May Sông Hồng…
TCM cho biết, tính đến tháng 1/2023, Công ty đã nhận được khoảng 90% kế hoạch doanh thu dự kiến cho đơn hàng quý I/2023 và đang tiếp tục nhận đơn hàng cho quý II/2023.
Tại TNG, trong tháng đầu năm 2023, Công ty đạt doanh thu 397 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 99%, các thị trường trọng điểm là Mỹ (34%), Pháp (28%), Canada (14%), Nga (7%), Tây Ban Nha (6%)...
Năm nay, Hội đồng quản trị TNG xây dựng kế hoạch doanh 7.500 tỷ đồng, lợi nhuận 337 tỷ đồng, tăng lần lượt là 11% và 16% so với năm 2022.
Tổng công ty May 10 - Công ty CP (M10) cũng chú trọng xuất khẩu khi đặt mục tiêu năm 2023 sẽ mở rộng thị trường ngay từ đầu năm. Xuất khẩu đang chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Cùng với mở rộng thị trường, M10 sẽ khai thác tối đa sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới, đồng thời tối ưu hóa chi phí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ở tất cả các khâu.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc M10 cho hay, bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, doanh nghiệp sẽ hướng tới các thị trường mới theo các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, mở rộng sang thị trường Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Canada, Nga.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, do kinh tế thế giới năm 2023 được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn, tổng cầu dệt may dự kiến đạt khoảng 700 tỷ USD, giảm 8% so với năm 2022. Năm ngoái, ứng biến với những khó khăn của thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, điều này sẽ được tiếp tục phát huy trong năm 2023.
Vì thế, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2023 được Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra hai kịch bản tăng trưởng so với năm 2022. Thứ nhất, kịch bản tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD (năm 2022 đạt 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021). Thứ hai, kịch bản kém tích cực hơn, kim ngạch xuất khẩu đạt 45 - 46 tỷ USD.
Theo “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2021 - 2030 dự kiến đạt 6,8 - 7,2%/năm; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu đạt 7,5 - 8%/năm.
Nhiều yếu tố hỗ trợ ngành dệt may
Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, ngành dệt may năm 2023 có một số yếu tố hỗ trợ.
Thứ nhất, bán lẻ hàng thời trang ở các thị trường chính vẫn tăng trưởng dương, cho thấy nhu cầu mua sắm hàng thời trang được duy trì, dù triển vọng kinh tế kém khả quan.
Thứ hai, chi phí đầu vào của ngành dệt may như giá nguyên vật liệu, chi phí vận tải biển giảm mạnh, góp phần giúp các doanh nghiệp dệt may kiểm soát chi phí và duy trì biên lợi nhuận trong bối cảnh lạm phát tăng cao và giá bán đầu ra gặp áp lực cầu giảm.
Thứ ba, nhiều nước mở cửa sau đại dịch Covid-19 làm giảm áp lực lên chuỗi cung ứng, hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may, giúp các doanh nghiệp chủ động mua nguyên vật liệu và tính toán thời gian giao hàng, giảm thiểu chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND dần ổn định giúp doanh nghiệp hạn chế tác động trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ tư, các mặt hàng xuất khẩu sang EU được giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU; trong đó, các sản phẩm thuộc danh mục B3 được hưởng thuế suất 0%, giúp hàng dệt may Việt Nam có thêm sức cạnh tranh tại thị trường EU. Các thị trường thuộc khuôn khổ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như Canada, Mexico ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2022, tiếp tục phát huy hiệu quả nhờ vào ưu đãi thuế từ hiệp định.
Mặc dù vậy, Mirae Asset thận trọng dự phóng, tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2023 dao động từ âm 4% đến dương 2%, trong khi xuất khẩu sợi tương đương năm 2022.
Còn với SSI Research, định giá cổ phiếu ngành dệt may có thể giảm xuống mức P/E thấp nhất trong lịch sử của ngành, ở mức khoảng 4~5x như trong giai đoạn 2010~2012, cũng do suy thoái kinh tế toàn cầu cho đến quý III/2023. Vì lợi nhuận của hầu hết các công ty đã đạt đỉnh trong quý III/2022 (về giá trị tuyệt đối), dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm mạnh nhất trong quý III/2023 và định giá sẽ dần phục hồi về mức P/E trung bình lịch sử của ngành là 8 lần, vì các dấu hiệu phục hồi sẽ xuất hiện từ quý IV/2023.
"Trong 10 năm qua, các cổ phiếu dệt may được giao dịch ở mức P/E trung bình là 8x. Năm nay, toàn bộ ngành đã bị giảm định giá từ 14x vào đầu năm xuống 6x sau khi ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận không khả quan trong năm 2022 cũng như triển vọng tiếp tục tiêu cực cho năm 2023. Mức định giá thấp nhất trong lịch sử của ngành ở mức 5x trong giai đoạn 2010~2011 và 2020, điều này chỉ ra rằng định giá cổ phiếu của ngành có thể giảm hơn nữa trong thời gian tới, thời điểm mà các công ty dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận giảm vào năm 2023", SSI Research chỉ rõ.
Tìm hiểu về chức năng, thành phần của thị trường chứng khoán Chứng khoán đang trở thành một kênh đầu tư sinh lời đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Để tham gia đầu tư chứng khoán, nhà ... |
Giá thép trong nước tiếp tục điều chỉnh tăng: Cán mốc 16 triệu đồng/tấn Ngày 23/2, một số doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh tăng, nâng 150.000 – 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, lên khoảng ... |
Thị trường chứng khoán ngày 23/2/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|